Ở tuổi 35, nhiều người đã có một cuộc sống ổn định theo chuẩn mực xã hội: một ngôi nhà, một chiếc xe, một gia đình nhỏ và một công việc đủ sống. Nhưng khi tất cả những điều đó đã thành hiện thực, một câu hỏi khác lại xuất hiện: "Mình đang sống vì điều gì?".
Đây chính là khủng hoảng tuổi 35 - giai đoạn mà nhiều người rơi vào cảm giác trống rỗng, hoang mang dù bề ngoài có vẻ như đã đạt được mọi thứ.
Khi thành công không đồng nghĩa với hạnh phúc, từ khi còn trẻ, chúng ta đặt ra mục tiêu: có nhà, có xe, có công việc tốt, chăm sóc gia đình. Nhưng khi đạt được rồi, ta lại nhận ra mình vẫn chưa thật sự thỏa mãn.
Cuộc sống trở thành một vòng lặp của công việc, trách nhiệm, nghĩa vụ và áp lực. Ta kiếm tiền để lo cho gia đình, nhưng đôi khi lại không có đủ thời gian để tận hưởng cùng họ.
Ta có sự nghiệp ổn định, nhưng liệu công việc đó có còn mang lại đam mê hay chỉ đơn thuần là một nghĩa vụ? Ta đạt được những cột mốc của xã hội, nhưng có thực sự cảm thấy hạnh phúc?
Cảm giác nhàm chán và mất động lực: Công việc trở thành một guồng quay lặp đi lặp lại, không còn niềm vui như trước. Hoang mang về ý nghĩa cuộc sống: Đôi khi ta tự hỏi: "Mình đang sống vì điều gì?", "Công việc này có thực sự đáng giá không?".
Dù đã có tài sản, nhưng các khoản vay, chi phí gia đình vẫn là gánh nặng. Cảm giác muốn thay đổi nhưng không biết bắt đầu từ đâu: Muốn thử sức với điều gì mới nhưng lo sợ rủi ro, hoặc cảm thấy mình đã đi quá xa để có thể quay đầu.