Ngày 2/12 tới, tại TP HCM, gia đình cố Nghệ sĩ Ưu tú Thanh Nga sẽ tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 40 năm ngày danh ca mất, do NSƯT Hữu Châu - cháu Thanh Nga chủ trì. Gia đình cố nghệ sĩ có nguyện vọng mỗi khách đến dự chương trình sẽ mang theo một nhành hoa hồng để nhớ về bà, "bông hoa" chưa bao giờ thôi chinh phục khán giả làng cổ nhạc với hương sắc không phai theo thời gian. 40 năm qua, đông đảo người mộ điệu vẫn tiếc thương khi danh ca đột ngột qua đời (26/11/1978) ở đỉnh cao sự nghiệp. Sinh thời, ngoài tài năng ca diễn ở lĩnh vực sân khấu, phim ảnh, bà còn là một trong những đào chánh được ngưỡng mộ về nhan sắc. Sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật, từ nhỏ, Thanh Nga đã theo nghề diễn. Trong ảnh: Thanh Nga sáu tuổi bên cha dượng - nghệ sĩ Năm Nghĩa. Thanh Nga năm tám tuổi. Có mẹ là bà bầu Thơ - người sáng lập đoàn Thanh Minh Thanh Nga huyền thoại, cố nghệ sĩ tiếp xúc với sân khấu từ thuở bé và được cha dượng uốn nắn theo cải lương. Thanh Nga tuổi 16 với khuôn mặt trái xoan, mắt huyền vô ưu. Lúc này, bà ghi dấu ấn đầu tiên với vai sơn nữ Phà Ca trong tuồng "Người vợ không bao giờ cưới" (soạn giả Kiên Giang sáng tác). Vai diễn đưa bà lên hàng ngôi sao triển vọng thời bấy giờ, đồng thời là người đầu tiên đoạt giải Thanh Tâm - giải thưởng cao quý trong nghề diễn - vào năm 1958. Thanh Nga năm 18 tuổi. Lối ăn mặc, trang điểm của bà giống đa phần cô đào đương thời: đánh phấn và kẻ chân mày đậm, tô son bóng tôn nét đẹp giàu sức sống của một thiếu nữ mới lớn. Thanh Nga đảm nhận vai đào chánh trong vở "Người đẹp Bạch Hoa Thôn" năm 1960 của soạn giả Hoàng Khâm. Thanh Nga năm 1961. Càng trưởng thành, cố danh ca càng được ngưỡng mộ về nhan sắc, với nhiều nét đẹp được thừa hưởng từ mẹ. Trích đoạn 'Mưa rừng' - cố nghệ sĩ Thanh Nga Trích đoạn 'Mưa rừng' - cố nghệ sĩ Thanh Nga. Thanh Nga diễn chung với nhiều kép hạng nhất thời bấy giờ, trong đó có Thành Được. Diễn cùng ông trong vở "Sân khấu về khuya" với vai Giáng Hương (ảnh), Thanh Nga nhận giải thưởng Thanh Tâm thứ hai trong sự nghiệp vào năm 1966, sau giải đầu tiên vào năm 1958. Cố nghệ sĩ Hữu Phước cũng diễn chung với Thanh Nga qua nhiều vở, thu âm nhiều bản tân cổ khi ông về đoàn Thanh Minh Thanh Nga. Sau này, khi Thanh Nga qua đời, ông tiếc thương bà qua bản tân cổ "Khóc Thanh Nga" tự sáng tác. Ngoài ca cổ, Thanh Nga còn thành công với lĩnh vực phim ảnh như "Loan mắt nhung", "Xa lộ không đèn", "Sau giờ giới nghiêm", "Lan và Điệp"... Trong ảnh là phim màu "Sau giờ giới nghiêm" (1972), bà đóng cùng các diễn viên Trần Quang, Đoàn Châu Mậu... Phim thuộc thể loại tâm lý - tình cảm, nói về những cô gái nghèo nhưng chạy theo vật chất để rồi phải trả giá đắt. Thanh Nga và con trai năm 1974. Bà kết hôn lần đầu năm 1967. Cuộc hôn nhân sớm tan vỡ. Hai năm sau, ở tuổi 27, nghệ sĩ kết hôn với ông Phạm Duy Lân. Năm 1973, bà sinh con trai và đặt tên là Hà Linh, sau này trở thành diễn viên hài. 'Hai lối mộng' - cố nghệ sĩ Thanh Nga Thanh Nga hát tân cổ 'Hai lối mộng'. Xem tiếp: Nhan sắc của Thanh Nga sau năm 1975 Mai NhậtThanh Nga, Thanh Sang - đệ nhất đào kép cải lương thời vàng son