Độc giả đặt câu hỏi tại đây
Làn sóng thứ 4 của dịch Covid-19 khiến hoạt động kinh doanh, vận tải, lưu thông hàng hóa của nhiều cá nhân và hàng triệu doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Đối mặt với tình trạng dịch bệnh diễn biến khó lường kéo dài, đâu sẽ là "lối thoát hiểm" cần thiết cho doanh nghiệp hiện nay?
Trong bối cảnh dịch bệnh, kinh doanh trên thương mại điện điện tử (TMĐT) được xem là chiến lược cần thiết cho doanh nghiệp giúp duy trì sản xuất, tạo ra nguồn thu, từ đó hồi phục kinh tế. Việt Nam đã trở thành một trong những thị trường TMĐT tiềm năng nhất khu vực ASEAN. Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2021 của VECOM cũng dẫn báo cáo Thương mại điện tử Đông Nam Á 2020 của Google, Temasek và Bain&Company, thương mại điện tử Việt Nam năm 2020 tăng 16% và đạt quy mô trên 14 tỷ USD. Báo cáo này cũng dự đoán tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2020-2025 là 29% và tới năm 2025 quy mô thương mại điện tử nước ta đạt 52 tỷ USD.
Cùng sự lớn mạnh của thị trường thương mại điện tử, số lượng nhà bán hàng gia nhập hệ sinh thái này cũng tăng nhanh chóng. Theo số liệu từ báo cáo quý II/2021 của sàn thương mại điện tử Lazada, số lượng nhà bán hàng tham gia kinh doanh trên Lazada tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Không riêng các nhà bán hàng đơn lẻ, nhiều thương hiệu lớn khi lên sàn cũng đạt thành tựu ấn tượng về doanh thu.
Ngày càng có nhiều nhà bán hàng, thương hiệu mới gia nhập hệ sinh thái thương mại điện tử nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao của thị trường. Song không phải ai cũng lập nghiệp thuận lợi, phát triển kinh doanh hiệu quả trên nền tảng trực tuyến này mà không vấp phải nhiều khó khăn, bỡ ngỡ và cần sự trợ giúp.
Vậy làm thế nào để doanh nghiệp, nhà bán hàng có thể bắt đầu với TMĐT, từng bước kinh doanh thành công trên nền tảng này. Vấn đề sẽ được các chuyên gia giải đáp trong buổi toạ đàm Ecommerce 4.0 "Kinh nghiệm thực chiến để bứt phá doanh thu" do báo điện tử VnExpress tổ chức. Chương trình được phát sóng lúc 15h, ngày 31/8 trên VnExpress.net và Fanpage VnExpress.
Tham gia toạ đàm có bà Phạm Nguyễn Anh Thư- Quản lý Bộ phân hỗ trợ Nhà bán hàng Lazada Việt Nam; ông Bùi Hải Nam- Tổng giám đốc và nhà sáng lập SoBanHang; ông Mai Thanhh Thái- Giám đốc Kinh doanh đồng sáng lập Foodmap Asia; ông Bùi Đức Thiện- nhà sáng lập thương hiệu Erosska đồng thời là giảng viên Học viện Lazada.
Bà Phạm Nguyễn Anh Thư, đại diện sàn TMĐT Lazada sẽ khái quát về xu hướng của người tiêu dùng thời gian qua, chia sẻ những kịch bản kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19 tại Việt Nam. Bà Thư cũng sẽ đưa những lời khuyên để giữ chân khách hàng trên TMĐT, những vấn đề cốt lõi mà doanh nghiệp cần phải tập trung cũng như lời khuyên cho những nhà bán hàng mới gia nhập thị trường này.
Tại Lazada Việt Nam, bà Thư phụ trách công việc liên quan đến hỗ trợ nhà bán hàng kinh doanh và phát triển. Do đó, những chia sẻ tại toạ đàm này có thể là công thức thành công cho những người yêu thích kinh doanh thương mại điện tử.
Trước khi sáng lập SoBanHang, ông Bùi Hải Nam có nhiều năm làm việc ở các vị trí cấp cao tại Lazada Việt Nam. Ông cũng là nhà sáng lập Datamart PowerSell- đạt giải nhất cuộc thi Startup Việt 2018. CEO của SoBanHang đã trải qua các khoá đào tạo khởi nghiệp từ Alibaba Business School. Phát triển ứng dụng Sổ Bán Hàng, ông Nam hy vọng giúp các tiểu thương có thể mở cửa hàng online dễ dàng, ổn định cuộc sống mùa dịch, và tiếp tục phát triển với các ứng dụng hỗ trợ bán hàng thông minh, hiện đại.
Tại toạ đàm, ông Bùi Hải Nam sẽ khái quát hành vi tiêu dùng của người Việt về những thay đổi đáng chú ý trong nửa năm qua cũng như xu hướng về nhu cầu mua sắm, tiêu dùng trong nửa cuối năm 2021. Đồng thời, ông cũng đưa ra những gợi ý để nhà bán hàng phát triển kinh doanh trong giai đoạn biến động hiện nay cũng như cách khai thác các nền tảng công nghệ TMĐT.
Với vai trò Giám đốc Kinh doanh đồng sáng lập thương hiệu Foodmap Asia, tại toạ đàm lần này, ông Mai Thanh Thái sẽ chia sẻ những lưu ý với nhà bán hàng khi kinh doanh trên TMĐT đặc biệt là ngành thực phẩm tươi sống và làm cách nào để tận dụng tốt nền tảng này để phát triển kinh doanh trong giai đoạn hiện nay. Foodmap Asia là nền tảng thương mại điện tử nông sản vô địch Startup Hunt 2020.
Ra đời năm 2018 và hoạt động theo mô hình ứng dụng kết nối các nông dân và nhà sản xuất sản phẩm nông nghiệp với người dùng cuối, FoodMap là một trong những startup Việt đầu tiên cung cấp sản phẩm nông nghiệp trên kênh trực tuyến. Lazada là một trong những sàn TMĐT đầu tiên chọn hợp tác với FoodMap khi ra mắt mảng nông sản, thực phẩm tươi trong giai đoạn căng thẳng nhất của Covid-19.
Bên cạnh đó, khi theo dõi toạ đàm, người xem cũng sẽ tích luỹ được nhiều kiến thức hữu ích từ ông Bùi Đức Thiện- nhà sáng lập thương hiệu Erosska. Khởi nghiệp với 4 triệu đồng trên thương mại điện tử, sau 4 năm, Bùi Đức Thiện đã thành công khi đưa lô hàng 100% made-in-Vietnam xuất khẩu qua Nhật. Khi Học viện Lazada ra mắt, Thiện tích cực tham gia với vai trò là một trong 6 giảng viên đầu tiên. Với những kinh nghiệm bán hàng, sự thành công và thời gian dài tâm huyết kinh doanh, ông chủ của Erosska sẽ chia sẻ nhiều bài học đắt giá cho những nhà bán hàng muốn gia nhập thị trường thương mại điện tử.
Với những kinh nghiệm từ các chuyên gia TMĐT cùng các nhà bán hàng nhiều kinh nghiệm, tọa đàm sẽ gửi tới các doanh nghiệp những giải pháp và bí quyết giúp chuyển đổi số hiệu quả và tăng trưởng bền vững cùng TMĐT, nhất là khi lễ hội mua sắm cuối năm đang gần kề.
An Nhiên