Chủ nhật, 22/12/2024
Chủ nhật, 6/5/2018, 21:00 (GMT+7)

Chuyên gia Ấn Độ trùng tu di sản Mỹ Sơn

Trong 5 năm, chuyên gia khảo cổ Ấn Độ khai quật, trùng tu tháp K, H, A ở Mỹ Sơn theo các tiêu chí của UNESCO.

Chuyên gia Ấn Độ trùng tu di sản Mỹ Sơn
 
 

Năm 2014, Chính phủ hai nước Ấn Độ - Việt Nam ký bản ghi nhớ thực hiện dự án bảo tồn và tôn tạo Khu di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn với tổng kinh phí hơn 60 tỷ đồng, trong đó Ấn Độ tài trợ 50 tỷ đồng, còn lại là vốn đối ứng của Việt Nam. Việc trùng tu sẽ kéo dài 5 năm (2016-2021) đối với khu vực tháp K, H, A.

Phía Ấn Độ do cơ quan Khảo sát Khảo cố học Ấn Độ (ASI); phía Việt Nam do Bộ Văn hóa giao cho Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Nam, Trung tâm quản lý di tích và danh thắng Quảng Nam thực hiện.

Năm 2017, thực hiện giai đoạn 1 các chuyên gia Ấn Độ khai quật bốn bức tường phía ngoài tháp H. Tháng 1/2018, triển khai giai đoạn 2, các các nhà khảo cổ Ấn Độ khai quật và trùng tu tường bao tháp này. 

 

Số gạch khai quật tại khu vực tháp H được xếp bên cạnh, các hiện vật tìm thấy đã bàn giao cho Ban quản lý di tích Mỹ Sơn bảo quản.

Tại khu vực tháp H, chuyên gia Ấn Độ trùng tu phần sân, tường bao xung quanh và chân tháp. 

Quá trình trùng tu tháp này các nhà khảo cổ sử dụng gạch mới. Đây là  số gạch được UNESCO mua tại một cơ sở sản xuất gần Mỹ Sơn để trùng tu tháp G, nay Ấn Độ lấy loại gạch này làm.

Các nhà khảo cổ Ấn Độ mua vôi về ngâm vào bể nước. 

Gạch vỡ được đập nát, sàng lọc lấy bột. 

Khi có vôi, bột gạch, các chuyên gia Ấn Độ nấu dầu rái và trộn đều ba thứ này làm chất kết dính các viên gạch.

 

Số gạch cũ khai quật tường bao tại tháp H do bị hư hỏng, bề mặt bị biến dạng, được cắt, mài cho đúng khuôn khổ để phục hồi bức tường.

Các viên gạch trước khi xây dựng chân tháp K được phủ một lớp dầu rái trộn với bột gạch rồi mới lắp ghép. 

Ông Phan Văn Cẩm - Giám đốc Trung tâm Quản lý di tích và danh thắng Quảng Nam đánh giá, mọi thứ đang thực hiện đúng kế hoạch, đúng tiến độ và đúng sự thỏa thuận giữa hai bên. “Các chuyên gia Ấn Độ làm rất cẩn trọng, trước khi làm một việc gì thì họ bàn bạc rất kỹ, sau đó mới thực hiện”, giám đốc Cẩm nói.

Quá trình phục hồi bờ tường tại tháp H, gạch được đánh số và sắp xếp theo thứ tự.

Ông M.Varadaraj Suresh - kỹ sư bảo tồn (Viện Khảo cổ học Ấn Độ) cho biết, hết tháng 6 công việc khai quật, trùng tu ở Mỹ Sơn kết thúc giai đoạn 2. Sau đó, Viện lên kế hoạch và tiếp tục cho giai đoạn 3.

 

Đắc Thành