-
14h45
VN-Index chốt phiên tăng
Thị trường nới rộng đà tăng trước khi đóng cửa với sự cộng hưởng của các phân khúc cổ phiếu từ bluechip, mid-cap cho tới penny. Chốt phiên, VN-Index tăng 0,73% lên 881,17 điểm. VN30-Index tăng 0,68% lên 824,29 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index tăng 2,51%, trong khi UPCOM-Index tăng 0,48%.
Sắc xanh lấy lại ưu thế vào cuối phiên với 203 mã tăng trên HoSE, 65 mã đứng tham chiếu và 157 mã giảm. Riêng trong nhóm VN30, 23/30 mã bluechip giữ sắc xanh. Tuy nhiên, so với phiên 2/6, thanh khoản của thị trường giảm xuống chỉ còn hơn 6.000 tỷ, riêng giao dịch thỏa thuận hơn 1.100 tỷ đồng.
Đến cuối phiên, cổ phiếu CTD của Coteccons tiếp tục là mã tiêu cực nhất khi giảm 6,4%. Lãnh đạo doanh nghiệp này vừa lên tiếng trước những thông tin từ nhóm cổ đông lớn Kusto. Theo đó, ông Nguyễn Sỹ Công, Tổng giám đốc Coteccons, cho rằng Kusto thể hiện tham vọng thâu tóm doanh nghiệp này và lợi dụng ưu thế cổ đông lớn để bác các nghị quyết đã thông qua.
Ngoài CTD, ROS cũng giảm 5,6%, SAB giảm 1,6%, VJC giảm 0,8%. Thị giá ROS về sát ngưỡng 3.000 đồng, trong khi thanh khoản vẫn đứng đầu nhóm VN30 với hơn 23 triệu cổ phiếu được sang tay.
Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu ngân hàng đóng vai trò là lực đỡ của chỉ số. HDB tăng trần vào cuối phiên, nới rộng biên độ tăng trong bốn phiên gần nhất lên hơn 20%. Theo sau là CTG tăng 2,3%, VCB tăng 1,5%, STB tăng 1,4%, BID tăng 1,1%. Ngoài ra, một số mã khác cũng giữ nhịp tích cực như GAS, VRE, FPT, SSI.
-
-
Chứng khoán toàn cầu lên đỉnh 3 tháng
Các thị trường đồng loạt đi lên khi nhà đầu tư kỳ vọng vào việc các nước nới phong tỏa và chính phủ tung thêm kích thích kinh tế.
-
Tổng giám đốc Coteccons lo bị cổ đông ngoại thâu tóm
Ông Nguyễn Sỹ Công cho rằng Kusto thể hiện tham vọng thâu tóm Coteccons, lợi dụng ưu thế cổ đông lớn để bác các nghị quyết đã thông qua.
-
13h45
VN-Index tiến gần ngưỡng 880 điểm
Nối tiếp đà tăng từ cuối phiên sáng, thị trường bước sang phiên chiều với trạng thái tích cực. Đến 13h45, VN-Index giao dịch quanh ngưỡng 878 điểm, tiền gần ngưỡng kháng cực mạnh 880 điểm. VN30-Index tăng 0,34% lên 821 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index và UPCOM-Index cùng duy trì sắc xanh.
Sắc xanh lấy lại ưu thế với số số tăng và giảm trên HoSE đã trở lại thế cân bằng. Trong nhóm VN30, 17/30 mã bluechip giữ sắc xanh.
CTD và ROS tiếp tục là hai mã tiêu cực nhất nhóm vốn hóa lớn trong khi HDB, CTG là hai cái tên tích cực nhất.
-
Giá dầu thô vượt 40 USD một thùng
Dầu Brent lên đỉnh 3 tháng khi nhà đầu tư lạc quan vào việc các nước tiếp tục giảm sản xuất và kinh tế hồi phục sau đại dịch.
-
11h30
VN-Index tới gần ngưỡng 880 điểm
Nhịp tăng trở lại từ giữa phiên sáng được kéo dài đến trước giờ nghỉ trưa. Chốt phiên sáng, VN-Index tăng 0,32% lên 877,6 điểm. VN30-Index tăng 0,4% lên 821,96 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index tăng 1,49%.
Sắc xanh dần lấy lại ưu thế nhưng chỉ áp đảo trong nhóm vốn hóa lớn, trong khi phần còn lại của thị trường vẫn bị chi phối bởi bên bán. Sàn HoSE ghi nhận 183 mã giảm đến cuối giờ sáng nay, 68 mã đứng tham chiếu và 148 mã tăng. Riêng nhóm VN30, 16/30 mã bluechip tăng giá.
CTD tiếp tục là cổ phiếu tiêu cực nhất nhóm vốn hóa lớn, giảm 6,4%, theo sau là ROS giảm 4,7%. Những mã còn lại duy trì biên độ giảm dưới 1%. Ở chiều ngược lại, nhóm ngân hàng giữ nhịp thị trường. HDB tăng gần 6%, CTG tăng 1,7%, VCB tăng 1,2%, BID, TCB tăng 1%.
-
10h35
Khối ngoại tiếp tục mua ròng
Nhà đầu tư nước ngoài giữ trạng thái giao dịch tích cực trong phiên sáng. Đến 10h35, khối ngoại mua vào hơn 100 tỷ đồng cổ phiếu trên HoSE, trong khi bán ra hơn 85 tỷ đồng. Tổng giá trị mua ròng hơn 15 tỷ đồng. Theo VNDirect, giao dịch của khối ngoại tập trung chủ yếu trong nhóm bluechip như VNM, VHM, HPG...
-
9h45
Cổ phiếu Coteccons giảm sàn
Cổ phiếu CTD của đại gia xây dựng Coteccons chịu áp lực mạnh từ đầu phiên. Mã này giao dịch giằng co với biên độ giảm trên 6%, nhiều thời điểm giảm tối đa biên độ trong trạng thái trắng bảng bên mua. Trạng thái tiêu cực nối tiếp phiên giảm sàn ngày 2/6 khi cổ đông lớn của công ty này yêu cầu họp bất thường để miễn nhiệm Hội đồng quản trị, liên quan đến những xung đột lợi ích.
"Việc tiếp tục trao quyền quản lý cho đội ngũ quản lý cao cấp hiện tại là một rủi ro sống còn cho Coteccons và có thể phá hủy tất cả giá trị cổ đông. Chúng tôi yêu cầu họ ngay lập tức từ chức khỏi tất cả các vị trí trong Coteccons", thông báo của cổ đông lớn Kusto, nắm hơn 17,5% vốn của Coteccons, cho biết.
Động thái này, theo Kusto, được thực hiện sau nhiều năm nỗ lực không thành trong việc đối thoại với Hội đồng quản trị hiện tại để giải quyết các vấn đề một cách nội bộ. Cổ đông này từng nhiều lần đặt câu hỏi cho ban lãnh đạo về việc liên quan đến xung đột lợi ích, giao dịch với các bên liên quan, sử dụng tài nguyên và uy tín công ty để phục vụ lợi ích của các thành viên trong "Coteccons Group" nhưng không được trả lời thoả đáng.
-
Cổ đông muốn ông Nguyễn Bá Dương từ chức Chủ tịch Coteccons
Kusto muốn ông Nguyễn Bá Dương và một số lãnh đạo cấp cao của Coteccons từ chức vì xung đột lợi ích khi đồng thời giữ nhiều chức quan trọng tại công ty đối thủ.