Nằm ở hạ nguồn sông Hậu, Sóc Trăng có sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc Hoa, Kinh, Khmer, trong đó nhiều ngôi chùa người Hoa có lịch sử lâu đời góp phần đa dạng du lịch tâm linh, văn hóa Sóc Trăng.
Quang cảnh chùa La Hán vào sáng mùng 5 Tết Nhâm Dần, tọa lạc tại đường Điện Biên Phủ, xóm Cầu Đen, phường 8, TP Sóc Trăng. Ngôi chùa được xây từ năm 1952 do người Hoa Triều Châu quản lý. Qua nhiều lần xây dựng, trùng tu, chùa bề thế và trang nghiêm với 2 tầng riêng biệt và có 4 hệ thống mái chồng lên nhau. Trên mỗi góc mái có hoa văn trang trí theo kiến trúc nghệ thuật của người Hoa. Ảnh: Huỳnh Phương
Nằm ở hạ nguồn sông Hậu, Sóc Trăng có sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc Hoa, Kinh, Khmer, trong đó nhiều ngôi chùa người Hoa có lịch sử lâu đời góp phần đa dạng du lịch tâm linh, văn hóa Sóc Trăng.
Quang cảnh chùa La Hán vào sáng mùng 5 Tết Nhâm Dần, tọa lạc tại đường Điện Biên Phủ, xóm Cầu Đen, phường 8, TP Sóc Trăng. Ngôi chùa được xây từ năm 1952 do người Hoa Triều Châu quản lý. Qua nhiều lần xây dựng, trùng tu, chùa bề thế và trang nghiêm với 2 tầng riêng biệt và có 4 hệ thống mái chồng lên nhau. Trên mỗi góc mái có hoa văn trang trí theo kiến trúc nghệ thuật của người Hoa. Ảnh: Huỳnh Phương
Chùa thờ chư Phật, trong đó có 18 vị La Hán. Tầng trên thờ Phật Thích Ca, tầng dưới thờ Thiên Hậu Nương Nương. Chùa thu hút đông đảo Phật tử, du khách đến chiêm bái, nhiều nhất là vào các dịp lễ, Tết, rằm tháng Giêng. Ảnh: Đinh Công Tâm
Chùa thờ chư Phật, trong đó có 18 vị La Hán. Tầng trên thờ Phật Thích Ca, tầng dưới thờ Thiên Hậu Nương Nương. Chùa thu hút đông đảo Phật tử, du khách đến chiêm bái, nhiều nhất là vào các dịp lễ, Tết, rằm tháng Giêng. Ảnh: Đinh Công Tâm
Một trong những ngôi chùa đặc biệt ở Sóc Trăng không thờ Phật mà thờ Bà Hỏa là Hỏa Đức Tự. Người địa phương trước nay vẫn thường gọi là miếu Bà Hỏa, vốn là một ngôi miếu nhỏ nằm ở góc ngã tư đường Nguyễn Đình Chiểu và Phan Đình Phùng, phường 4, TP Sóc Trăng.
Tương truyền hơn 100 năm trước tại cây còng cổ thụ ở ngã tư trên, vào những đêm tối trời người dân thường thấy có đốm lửa bay lên từ ngọn cây. Họ cho rằng có Bà Hỏa hiển linh nên lập nên ngôi miếu nhỏ để thờ cúng, cầu mong tránh được những rủi ro, bất hạnh do lửa gây. Theo thời gian, miếu Bà Hỏa ngày càng có nhiều người ở các nơi trong tỉnh đến cúng viếng, đặc biệt là người Hoa và cả người Kinh, Khmer. Ảnh: Trần Trung Nhân
Một trong những ngôi chùa đặc biệt ở Sóc Trăng không thờ Phật mà thờ Bà Hỏa là Hỏa Đức Tự. Người địa phương trước nay vẫn thường gọi là miếu Bà Hỏa, vốn là một ngôi miếu nhỏ nằm ở góc ngã tư đường Nguyễn Đình Chiểu và Phan Đình Phùng, phường 4, TP Sóc Trăng.
Tương truyền hơn 100 năm trước tại cây còng cổ thụ ở ngã tư trên, vào những đêm tối trời người dân thường thấy có đốm lửa bay lên từ ngọn cây. Họ cho rằng có Bà Hỏa hiển linh nên lập nên ngôi miếu nhỏ để thờ cúng, cầu mong tránh được những rủi ro, bất hạnh do lửa gây. Theo thời gian, miếu Bà Hỏa ngày càng có nhiều người ở các nơi trong tỉnh đến cúng viếng, đặc biệt là người Hoa và cả người Kinh, Khmer. Ảnh: Trần Trung Nhân
Ngay chính diện là ban thờ Hỏa Đức Thánh Mẫu với đèn hoa rực rỡ và tượng Bà lộng lẫy trong bộ xiêm y. Cúng viếng tại miếu Bà Hỏa còn là sự nhắc nhở mọi người luôn đề cao phòng cháy, chữa cháy trong cuộc sống hàng ngày. Ảnh: Trần Trung Nhân
Ngay chính diện là ban thờ Hỏa Đức Thánh Mẫu với đèn hoa rực rỡ và tượng Bà lộng lẫy trong bộ xiêm y. Cúng viếng tại miếu Bà Hỏa còn là sự nhắc nhở mọi người luôn đề cao phòng cháy, chữa cháy trong cuộc sống hàng ngày. Ảnh: Trần Trung Nhân
Huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng là vùng đất nổi tiếng từ xưa khắp Nam Kỳ lục tỉnh. Từng có thời gian nơi đây mang tên là Bãi Xàu gắn liền với giống gạo ngon nổi tiếng và một thương cảng lớn bậc nhất miền Tây xưa. Ở đây có nhiều ngôi chùa, miếu, Hội quán người Hoa, trong đó có công trình tôn giáo mang tên chùa Bà Thiên Hậu khá nổi tiếng và có kiến trúc đặc sắc.
Trên ảnh là chùa Bà Thiên Hậu Triều Châu với hình tượng hai con rồng đang uốn lượn tranh một quả bầu tiên trên mái, trước chùa là hai chữ "Phúc" và "Tăng" (có ý tăng thêm phúc). Chùa nằm ở đường Lý Thường Kiệt, thị trấn Mỹ Xuyên, huyện Mỹ Xuyên. Ảnh: Đinh Công Tâm
Huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng là vùng đất nổi tiếng từ xưa khắp Nam Kỳ lục tỉnh. Từng có thời gian nơi đây mang tên là Bãi Xàu gắn liền với giống gạo ngon nổi tiếng và một thương cảng lớn bậc nhất miền Tây xưa. Ở đây có nhiều ngôi chùa, miếu, Hội quán người Hoa, trong đó có công trình tôn giáo mang tên chùa Bà Thiên Hậu khá nổi tiếng và có kiến trúc đặc sắc.
Trên ảnh là chùa Bà Thiên Hậu Triều Châu với hình tượng hai con rồng đang uốn lượn tranh một quả bầu tiên trên mái, trước chùa là hai chữ "Phúc" và "Tăng" (có ý tăng thêm phúc). Chùa nằm ở đường Lý Thường Kiệt, thị trấn Mỹ Xuyên, huyện Mỹ Xuyên. Ảnh: Đinh Công Tâm
Các bạn nữ viếng chùa Bà Thiên Hậu Triều Châu sáng mùng 5 Tết. Bên trong chùa rực sắc đỏ của lồng đèn treo trên trần và xung quanh. Theo sử ghi lại, Bà Thiên Hậu họ Lâm tên Mặc, người làng My Châu, huyện Bồ Điền, Phủ Hưng Hóa, tỉnh Phước Kiến, Trung Quốc, sinh ngày 23/3 năm Canh Thân (năm 960 Dương lịch). Ảnh: Đinh Công Tâm
Theo sử sách, từ khi còn nhỏ, bà bộc lộ khả năng thiên bẩm ở lĩnh vực thiên văn, thường xuyên nhìn sao trời đoán thời tiết, giúp đỡ dân chúng ngư phủ trong vùng. Sau này những người đi biển tưởng nhớ, thường thấy bà mặc áo đỏ bay lượn trên biển và cứu người gặp nạn, nên họa hình bà để thờ cúng, cầu xin phù hộ bình an.
Các bạn nữ viếng chùa Bà Thiên Hậu Triều Châu sáng mùng 5 Tết. Bên trong chùa rực sắc đỏ của lồng đèn treo trên trần và xung quanh. Theo sử ghi lại, Bà Thiên Hậu họ Lâm tên Mặc, người làng My Châu, huyện Bồ Điền, Phủ Hưng Hóa, tỉnh Phước Kiến, Trung Quốc, sinh ngày 23/3 năm Canh Thân (năm 960 Dương lịch). Ảnh: Đinh Công Tâm
Theo sử sách, từ khi còn nhỏ, bà bộc lộ khả năng thiên bẩm ở lĩnh vực thiên văn, thường xuyên nhìn sao trời đoán thời tiết, giúp đỡ dân chúng ngư phủ trong vùng. Sau này những người đi biển tưởng nhớ, thường thấy bà mặc áo đỏ bay lượn trên biển và cứu người gặp nạn, nên họa hình bà để thờ cúng, cầu xin phù hộ bình an.
Anh Trương Huỳnh Khang về Sóc Trăng thăm quê ngoại. Anh được bạn bè rủ đi lễ chùa, cầu cho gia đình một năm mới dồi dào sức khỏe, bình an và sung túc đủ đầy. Khang cảm nhận chùa Bà Thiên Hậu Triều Châu toát lên vẻ thanh tịnh và cổ kính. Ngoài lễ chùa đầu năm, du khách có thể về thăm Sóc Trăng, dự lễ hội vía Bà Thiên Hậu được tổ chức vào đúng ngày 23/3 Âm lịch. Ảnh: Huỳnh Phương
Anh Trương Huỳnh Khang về Sóc Trăng thăm quê ngoại. Anh được bạn bè rủ đi lễ chùa, cầu cho gia đình một năm mới dồi dào sức khỏe, bình an và sung túc đủ đầy. Khang cảm nhận chùa Bà Thiên Hậu Triều Châu toát lên vẻ thanh tịnh và cổ kính. Ngoài lễ chùa đầu năm, du khách có thể về thăm Sóc Trăng, dự lễ hội vía Bà Thiên Hậu được tổ chức vào đúng ngày 23/3 Âm lịch. Ảnh: Huỳnh Phương
Ngoài ra, ở huyện Mỹ Xuyên còn có chùa Bà Thiên Hậu Quảng Châu tọa lạc tại đường Phan Đình Phùng thuộc thị trấn Mỹ Xuyên. Bên trên cửa chính treo các thông điệp “Phong điều vũ thuận” (gió điều hòa, mưa phù hợp), “Quốc thái dân an” (đất nước thái bình, nhân dân yên ổn). Ảnh: Huỳnh Phương
Ngoài ra, ở huyện Mỹ Xuyên còn có chùa Bà Thiên Hậu Quảng Châu tọa lạc tại đường Phan Đình Phùng thuộc thị trấn Mỹ Xuyên. Bên trên cửa chính treo các thông điệp “Phong điều vũ thuận” (gió điều hòa, mưa phù hợp), “Quốc thái dân an” (đất nước thái bình, nhân dân yên ổn). Ảnh: Huỳnh Phương
Bên trong chùa Thiên Hậu Thánh Mẫu Quảng Châu cũng trang hoàng giàn lồng đèn đỏ mang đậm phong cách xây dựng chùa miếu của người Hoa. Ngoài lễ chùa đầu năm, du khách có thể về thăm Sóc Trăng, tham gia lễ hội vía Bà được tổ chức ngày 23/3 Âm lịch. Ảnh: Huỳnh Phương
Bên trong chùa Thiên Hậu Thánh Mẫu Quảng Châu cũng trang hoàng giàn lồng đèn đỏ mang đậm phong cách xây dựng chùa miếu của người Hoa. Ngoài lễ chùa đầu năm, du khách có thể về thăm Sóc Trăng, tham gia lễ hội vía Bà được tổ chức ngày 23/3 Âm lịch. Ảnh: Huỳnh Phương