Đình thần Năm Ông trên đường Võ Đình Sâm, P8, là điểm thờ tự của cộng đồng người Hoa, được nhiều người tôn kính và đến chiêm bái. Xây dựng năm 1760, ban đầu đình là ngôi đền nhỏ, làm từ vật liệu thô sơ như cây, lá, thờ Quan Thánh Đế (Quan Công). Ngày nay ngôi đình được tôn tạo khang trang hơn, gồm ba gian, hai chái (có chính điện, gian giữa và hậu đình) với kiến trúc giao hòa giữa hai nền văn hóa Hoa - Việt.
Đình thần Năm Ông trên đường Võ Đình Sâm, P8, là điểm thờ tự của cộng đồng người Hoa, được nhiều người tôn kính và đến chiêm bái. Xây dựng năm 1760, ban đầu đình là ngôi đền nhỏ, làm từ vật liệu thô sơ như cây, lá, thờ Quan Thánh Đế (Quan Công). Ngày nay ngôi đình được tôn tạo khang trang hơn, gồm ba gian, hai chái (có chính điện, gian giữa và hậu đình) với kiến trúc giao hòa giữa hai nền văn hóa Hoa - Việt.
Trong đình thờ 5 ông từ trái qua gồm: Linh quan Thiên Tôn, ông Châu Xương, Quan thánh Đế quân (tức Quan Công, giữa), ông Quan Bình và Trương tiên Đại Đế.
Trải qua thăng trầm lịch sử, với nhiều lần trùng tu, các pho tượng thờ 5 ông vẫn giữ được sự bền chắc, cho thấy được tài hoa của các nghệ nhân xưa khi chế tác tượng, với áo giáp từ vôi, cốt gỗ.
Trong đình thờ 5 ông từ trái qua gồm: Linh quan Thiên Tôn, ông Châu Xương, Quan thánh Đế quân (tức Quan Công, giữa), ông Quan Bình và Trương tiên Đại Đế.
Trải qua thăng trầm lịch sử, với nhiều lần trùng tu, các pho tượng thờ 5 ông vẫn giữ được sự bền chắc, cho thấy được tài hoa của các nghệ nhân xưa khi chế tác tượng, với áo giáp từ vôi, cốt gỗ.
Bên ngoài cửa đình là tượng ngựa và cây mai tứ quý, được đặt đối xứng 2 bên. Trong niềm tin của người hành hương, ngựa biểu trưng cho sự thông minh, mạnh mẽ, nhanh nhẹn, nên nhiều người thắp hương hoặc sờ tượng ngựa để mong một năm mới thuận lợi.
Bên ngoài cửa đình là tượng ngựa và cây mai tứ quý, được đặt đối xứng 2 bên. Trong niềm tin của người hành hương, ngựa biểu trưng cho sự thông minh, mạnh mẽ, nhanh nhẹn, nên nhiều người thắp hương hoặc sờ tượng ngựa để mong một năm mới thuận lợi.
Vào ngày 21/2 (mùng 10 tháng Giêng), những người phụ giúp tại đình tập trung từ sáng để treo nhang khoanh (hay nhang đụn) và treo liễn tên cho người dân, du khách đến hành hương vào ngày rằm tháng Giêng.
Vào ngày 21/2 (mùng 10 tháng Giêng), những người phụ giúp tại đình tập trung từ sáng để treo nhang khoanh (hay nhang đụn) và treo liễn tên cho người dân, du khách đến hành hương vào ngày rằm tháng Giêng.
Những người phụ giúp đang sắp xếp liễn tên để lồng vào khoanh nhang khi treo lên trần. Trong liễn là các chữ Hán, mang ý nghĩa chúc phúc, bình an, sức khỏe cho người hành hương.
"Trong khi có dịch Covid-19, những ai ngại không đến đình thắp nhang được vào rằm tháng Giêng thì người phụ việc tại đình sẽ thắp giúp", bà Út, quản lý đình, cho biết.
Những người phụ giúp đang sắp xếp liễn tên để lồng vào khoanh nhang khi treo lên trần. Trong liễn là các chữ Hán, mang ý nghĩa chúc phúc, bình an, sức khỏe cho người hành hương.
"Trong khi có dịch Covid-19, những ai ngại không đến đình thắp nhang được vào rằm tháng Giêng thì người phụ việc tại đình sẽ thắp giúp", bà Út, quản lý đình, cho biết.
“Treo nhang đụn trong đình là một truyền thống của người địa phương. Nên từ giao thừa có nhiều người đến viết tên lên liễn đỏ, với mong ước năm mới thịnh vượng, sức khỏe dồi dào", bà Chín, phụ giúp tại đình nói.
“Treo nhang đụn trong đình là một truyền thống của người địa phương. Nên từ giao thừa có nhiều người đến viết tên lên liễn đỏ, với mong ước năm mới thịnh vượng, sức khỏe dồi dào", bà Chín, phụ giúp tại đình nói.
Đình thần Năm Ông treo nhang khoanh có hai màu là đỏ sậm và vàng đậm. Mỗi một đụn nhang có thể cháy trong 15 ngày nên còn có tên gọi là nhang nửa tháng.
Đình thần Năm Ông treo nhang khoanh có hai màu là đỏ sậm và vàng đậm. Mỗi một đụn nhang có thể cháy trong 15 ngày nên còn có tên gọi là nhang nửa tháng.
Khách đến treo nhang khoanh vào dịp Tết Nguyên đán, rằm tháng Giêng... cũng là đóng góp kinh phí để duy trì hoạt động, tôn tạo đình.
Khách đến treo nhang khoanh vào dịp Tết Nguyên đán, rằm tháng Giêng... cũng là đóng góp kinh phí để duy trì hoạt động, tôn tạo đình.
Rằm tháng Giêng năm nay đình treo lên trần 600 đụn nhang, tạo nên phông nền ấn tượng khi được nhìn từ dưới lên.
Rằm tháng Giêng năm nay đình treo lên trần 600 đụn nhang, tạo nên phông nền ấn tượng khi được nhìn từ dưới lên.
Gian sau của đình thờ cửu huyền. Đây là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt, với ý nghĩa tưởng nhớ, kính trọng ông bà tổ tiên đã mất.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (30/4/1975), đình thần Năm Ông vẫn được giữ nguyên trạng và người dân tiếp tục thờ cúng, đóng góp để tôn tạo đình. Qua năm tháng, đình là nơi lưu trữ những giá trị tâm linh, tín ngưỡng, góp phần đa dạng du lịch tâm linh, văn hóa Sóc Trăng.
Gian sau của đình thờ cửu huyền. Đây là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt, với ý nghĩa tưởng nhớ, kính trọng ông bà tổ tiên đã mất.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (30/4/1975), đình thần Năm Ông vẫn được giữ nguyên trạng và người dân tiếp tục thờ cúng, đóng góp để tôn tạo đình. Qua năm tháng, đình là nơi lưu trữ những giá trị tâm linh, tín ngưỡng, góp phần đa dạng du lịch tâm linh, văn hóa Sóc Trăng.
Huỳnh Phương