Hình thành từ quá trình tan vỡ của siêu lục địa Gondwana, đảo Tristan da Cunha thuộc quần đảo cùng tên là nơi ở của cộng đồng nông dân nhỏ cực kỳ biệt lập.
Dải Ngân Hà, bao gồm Trái Đất, Mặt Trời và nhiều thiên thể khác, liên tục di chuyển với tốc độ lớn, nhưng con người lại thấy chúng bất động.
Vệ tinh trên quỹ đạo Trái Đất thấp kết nối 5G thành công, giúp thiết lập liên lạc không gian dễ dàng và mở ra nhiều ứng dụng.
Trái Đất luôn tự quay từ tây sang đông, nhưng việc máy bay lơ lửng tại chỗ để chờ mặt đất bên dưới tự quay đến đích không khả thi.
Hiệu ứng giãn thời gian do lực hấp dẫn sẽ khiến phi hành gia sống dài hạn trên sao Hỏa "chết sớm" hơn so với người Trái Đất.
Tên lửa Kairos 2 của startup Space One hôm 18/12 phóng lên từ sân bay vũ trụ Kii ở Kushimoto, tỉnh Wakayama, nhưng không thể lên đến quỹ đạo.
Một số địa điểm nằm gần Nam Cực hoặc Bắc Cực nổi tiếng với thời tiết lạnh cực hạn, vậy đâu là nơi lạnh nhất trên Trái Đất?
Thời gian bay từ Trái Đất tới Mặt Trăng phụ thuộc nhiều yếu tố, bao gồm lượng nhiên liệu, quỹ đạo Mặt Trăng và mục tiêu của nhiệm vụ.
Sau khi hình thành từ vụ nổ Big Bang, vũ trụ không ngừng mở rộng với tốc độ ngày càng tăng, nhưng giới khoa học vẫn chưa rõ nguyên nhân.
Tàu vũ trụ Voyager 1 ở cách Trái Đất gần 25 tỷ km tiếp tục gặp sự cố do nguồn điện trên tàu ngày càng cạn dần.
Mọi phi hành gia NASA đều hạ cánh vào ban ngày trên Mặt Trăng, quá sáng để thấy sao bằng mắt thường, và họ cũng không chủ định chụp sao.
Tiểu hành tinh lớn ngang một sân vận động bóng đá 2020 XR bay gần Trái Đất nhất trong lịch sử vào sáng sớm ngày 4/12.
Một nghiên cứu cho thấy việc khai thác nước ngầm trong nhiều thập kỷ đã khiến trục Trái Đất nghiêng về phía đông gần 80 cm trong 20 năm.
Từ hàng nghìn năm trước, con người đã dựa vào những ngôi sao để xác định phương hướng, thời gian, tìm kiếm thức ăn và cả tổ chức nghi lễ.
Kính viễn vọng Two-Meter Twin ở Tây Ban Nha chụp ảnh 2024 PT5, tiểu hành tinh bị lực hấp dẫn Trái Đất giữ lại hai tháng, rời đi hôm 25/11.
Đầu tháng 11, ba vệ tinh Australia lao xuống và cháy rụi trong khí quyển Trái Đất do sự gia tăng hoạt động của Mặt Trời.
Tiểu mặt trăng lớn cỡ chiếc xe buýt đang bay quanh quỹ đạo Trái Đất trong những ngày cuối cùng và sẽ không xuất hiện trở lại cho tới năm 2055.
Thay vì chuyển động ổn định dọc bờ biển phía bắc Canada, cực từ bắc đổi hướng dịch chuyển nhanh qua Bắc Băng Dương hướng tới Siberia khiến các nhà khoa học bối rối.
Do một lỗi nhỏ, tầng tên lửa Saturn V phóng năm 1969 không bay theo quỹ đạo ổn định mà qua lại giữa Trái Đất và Mặt Trời.
Các nhà khoa học Trung Quốc phát hiện sự thay đổi trong cường độ từ trường ở đông và tây bán cầu, có thể do quá trình đảo cực từ.