Theo Vụ trưởng Chính quyền địa phương Phan Trung Tuấn, đề án sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, xã và bỏ cấp huyện đang được Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan triển khai "thần tốc".
Bộ Nội vụ đề nghị các tỉnh thành tạm dừng trình đề án sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, xã theo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2016, 2022 và 2023.
Đề án sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, bỏ cấp huyện nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý, sẽ được trình Trung ương trước ngày 1/4 và Quốc hội thông qua trước 30/6.
Tỉnh Bình Định có phương án giảm từ 155 xã còn khoảng 40, trong khi đó Quảng Ngãi giảm từ 170 còn nhiều nhất 42 xã.
Các tỉnh ủy, thành ủy sau sáp nhập phải hoàn thiện văn kiện, công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội đảng bộ nhiệm kỳ 2025-2030 trước 31/10.
Theo Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18, tổ chức, cá nhân phải thay đổi giấy tờ, thủ tục do sắp xếp đơn vị hành chính sẽ không bị thu phí, lệ phí.
Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh trên cả nước sẽ hoàn tất trước 30/8 và đi vào hoạt động từ tháng 9.
Chuyên gia đề xuất sau khi bỏ chính quyền huyện, nên chuyển tối đa thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến người dân về xã, phần còn lại chuyển lên tỉnh.
Hà NộiSắp xếp đơn vị hành chính không đơn thuần là điều chỉnh địa giới hành chính mà còn là không gian kinh tế và phân bổ nguồn lực, theo Tổng Bí thư Tô Lâm.
Ngày mai, Bộ Chính trị họp sẽ quyết việc sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện, đồng thời lấy ý kiến tất cả tổ chức đảng, bộ, ngành, địa phương trong tuần sau.
Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính sắp tới nhằm mở rộng không gian để phát triển ổn định trăm năm.
Đảng ủy Chính phủ thống nhất trình cấp có thẩm quyền phương án sáp nhập giảm 50% đơn vị hành chính cấp tỉnh và giảm 60-70% đơn vị cấp cơ sở so với hiện nay.
Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, tại kỳ họp tháng 5, Quốc hội sẽ quyết định việc bỏ cấp huyện và sáp nhập tỉnh dựa trên đề xuất của Chính phủ, thực hiện sau khi sửa đổi Hiến pháp.
Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình cho biết số lượng đơn vị hành chính cấp xã trên toàn quốc dự kiến giảm từ hơn 10.500 xuống 2.500 sau khi sáp nhập.
Bộ Chính trị yêu cầu tạm dừng tuyển dụng, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử đảm nhiệm các chức danh lãnh đạo quản lý từ 7/3 đến khi hoàn thành sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện.
Sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh cần căn cứ trên một số tiêu chí quan trọng là diện tích, dân số, kinh tế, văn hóa và khả năng bổ sung, hỗ trợ cho nhau phát triển, theo Thủ tướng.
Thủ tướng yêu cầu các cơ quan hoàn thành đề án sắp xếp lại địa giới hành chính, trong đó có sáp nhập một số tỉnh để kịp xin chủ trương Bộ Chính trị, Ban Bí thư trước 9/3.
Tỉnh ủy Nghệ An quyết định giai đoạn 2023-2025 chưa sáp nhập xã Quỳnh Đôi - quê nữ sĩ Hồ Xuân Hương với xã Quỳnh Hậu, sau khi tên mới Đôi Hậu gây tranh cãi.
UBND tỉnh Nghệ An đề xuất lên Ban thường vụ Tỉnh ủy chưa sáp nhập xã Quỳnh Đôi - quê nữ sĩ Hồ Xuân Hương và xã Quỳnh Hậu, sau khi tên mới Đôi Hậu gây tranh cãi.
Hà NộiHà Nội sẽ sáp nhập 115 phường, xã tại 19 quận, huyện, trong đó nhiều nơi phải đổi tên sau khi tách hoặc nhập vào địa bàn mới.