MỹBuồng thu năng lượng tại sân bay Dallas Love Field biến luồng gió do máy bay tạo ra thành nguồn điện sạch cung cấp cho trạm sạc.
T&T Group đầu tư 768 triệu USD vào dự án điện gió Savan 1 tại Lào, mở đầu cho chiến lược phát triển năng lượng xuyên biên giới.
Trung QuốcGiàn turbine gió kép nổi của công ty Minh Dương đang hoạt động ngoài khơi tỉnh Quảng Đông, giúp đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện cho 30.000 hộ gia đình.
Hệ thống AWES sẽ thu thập năng lượng gió ở độ cao lớn hơn turbine thông thường bằng drone nối với trạm mặt đất, mượn sức gió đẩy drone để chạy máy phát điện.
Sân bay Dalas Love Field đang thử nghiệm một cách sản xuất năng lượng mới bền vững dựa vào luồng gió tạo bởi máy bay lúc cất cánh.
Các chuyên gia ở công ty Modvion của Thụy Điển đang sử dụng độ bền của gỗ để thu thập năng lượng gió.
Turbine gió của X1 Wind có giàn hình kim tự tháp kèm theo hệ thống phao nổi cho phép cấu trúc di chuyển tới nơi gió thổi, nhờ đó sản xuất điện gần như liên tục.
Dự án điện gió ngoài khơi Shenquan giai đoạn II với công suất turbine đơn lớn nhất Trung Quốc đã được kết nối với lưới điện ở mức tối đa.
Dù gió sao Hỏa yếu hơn nhiều so với Trái Đất, việc lắp đặt turbine gió vẫn sẽ mang lại năng lượng hữu ích cho phi hành gia tương lai.
Cánh buồm rotor của công ty Anh sẽ xoay tròn để khai thác năng lượng gió, tạo lực đẩy phụ trợ giúp tàu tăng tốc và tiết kiệm nhiên liệu.
Turbine gió O-Wind trông giống một chiếc đèn lồng Nhật Bản, có thể đón gió từ mọi hướng và sản xuất điện phục vụ cho các hộ gia đình.
Thiết kế bệ nổi OceanHydro Omni mang đến một giải pháp khai thác năng lượng sạch đầy sáng tạo trên các vùng biển sâu 300 m.
Cánh buồm giống ống khói của công ty Norsepower sẽ giúp tàu thủy tận dụng sức gió trên biển, giảm lượng tiêu thụ nhiên liệu và khí thải.
Công ty Aurea Technologies có trụ sở tại Canada ra mắt thiết bị Shine, một turbine gió di động lý tưởng cho những người hoạt động ngoài trời.
Công ty Đức phát triển hệ thống sản xuất điện gió gồm cánh diều rộng 150 m2 bay tự động, có thể tiếp cận gió mạnh ở độ cao lớn.
Siemens Gamesa, công ty Tây Ban Nha - Đức chuyên sản xuất hệ thống phong năng, bắt đầu sản xuất cánh quạt B115 dài 115 m tại cơ sở Aalborg ở Đan Mạch.
Chưa có biện pháp tái chế hiệu quả, cánh turbine gió sau khi kết thúc chu kỳ hoạt động 25 năm trở thành mối đe dọa mới với môi trường.
Theo các chuyên gia, các nguồn điện gió ngoài khơi, năng lượng mặt trời hay năng lượng xanh sẽ giúp Việt Nam ứng phó với nguy cơ thiếu hụt năng lượng.
Việc kết hợp động cơ với thiết bị khai thác năng lượng gió có thể giúp tàu thuyền vượt biển với mức tiêu thụ nhiên liệu ít hơn 40%.
Các nhà nghiên cứu Hà Lan đề xuất sử dụng cánh diều 50 m2 để tận dụng những cơn gió mạnh cung cấp điện cho người định cư ở sao Hỏa trong tương lai.