Xung quanh đề xuất chống ngập cho TP HCM bằng công nghệ hóa học, sử dụng chất DRP, nhiều độc giả VnExpress cho rằng, giải pháp này khó khả thi:
Nguyên lý dùng DRP là áp dụng cho các ống có đường kính hẹp và vận tốc dòng chảy cao. Ống càng hẹp hoặc vận tốc dòng chảy càng cao thì hiệu quả của DRP càng thấy rõ. Nếu cùng một loại chất lỏng, cùng áp lực đẩy nhưng đường kính ống chỉ cần tăng lên hai lần là hiệu quả của DRP đã giảm đi tương ứng khoảng bốn lần. Hoặc cùng loại chất lỏng, cùng đường kính ống, nhưng nếu vận tốc dòng chảy chậm hơn thì hiệu quả của DRP sẽ thấp dần. Vậy nên, đối với các loại ống có đường kính lớn (ống cống) và dòng chảy hở có độ sâu đủ lớn như sông ngòi, nước ngập trong thành phố thì hiệu quả của DRP tiệm tiến về "0".
DRP chỉ có tác dụng khi hệ thống cống thiết kế và thi công đúng chuẩn nhất định, rác, đất đá không có nhiều trong cống. Ở ta, với tình trạng cống hiện nay, sử dụng phương pháp hóa học chẳng khác nào muối bỏ biển. Chưa kể, ngập là do triều cường chảy ngược. Vậy DRP có làm "bốc hơi" hết lượng nước do triều cường gây ra không?
Tôi là kỹ sư và cũng hiểu rằng, chỉ có hoá hơi nước tức thời, thì mới hết ngập thành phố. Chứ có tăng dòng chảy cho nước nhưng không có lối cho nước thoát thì nước chảy đi đâu mà nhanh với chậm? Theo tiêu chuẩn Việt Nam, người ta đã tính toán hết rồi, lưu lượng bao nhiêu là thoát được. Hơn nữa, vào mùa triều cường, thì... chảy đi đâu, khi nước sông cao hơn mặt đường?
Cách này không khả thi, tăng dòng chảy lên 30% chẳng ăn thua, gây lãng phí, ô nhiễm nguồn nước khi cho thêm hóa chất vào nước, hệ lụy kéo theo nhiều thứ. Cách tốt nhất phải tạo kênh rạch đầu nguồn các eo cổ chai, nên giải tỏa mở rộng cho dòng chảy không tắc nghẽn.
Không cần thử nghiệm phương án này vì lý do:
1. Dùng hóa chất thì không cách này hay cách khác, không ngắn thì dài kiểu gì cũng ảnh hưởng đến chất lượng nước
2. TP HCM ngập là do kẹt cống rác thải nhựa, xà bần... thì không chất nào có thể làm được gì ngoài việc vớt rác và nâng cao ý thức xả rác.
3. Khi triều cường ngập thì chả chạy đi đâu được, nước chảy tăng bao nhiêu % thì cũng chẳng đi đâu được mà hết ngập.
Vấn đề là ngập do mưa lớn đổ xuống hồ ao nhưng gần như không có và nước từ sông cũng dâng cao do mưa ở thượng nguồn đổ về và chảy vào thành phố. Vậy tăng dòng chảy đi đâu? Chưa nói đến triều cường. Vùng đất Nam Bộ độ dốc rất thấp và gần như bằng "0". Tóm lại là không khả thi ở vùng này.
Lúc ý thì ngược lại nước sông đổ vào thành phố nhanh hơn sao? Cái cốt lõi cần điều chỉnh bây giờ là cơ sở hạ tầng, nền đất thì sụt lún, chung cư mọc lên như nấm sau mưa không có quy hoạch rõ ràng...
> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.