![CPI-JPG-9919-1408587982.jpg](https://vcdn1-kinhdoanh.vnecdn.net/2014/08/21/CPI-JPG-9919-1408587982.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=WMpmrmCbdHq3Ouq8JuxWBQ)
Chỉ số giá tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội. Đơn vị: %
Theo Cục Thống kê Hà Nội, tăng cao nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống với chỉ số giá tăng 0,38%, nguyên nhân là nhu cầu thực phẩm (thịt gà, thịt lợn...) của người dân tăng trong dịp rằm tháng 7, đẩy giá những mặt hàng này lên cao. Giá trứng các loại cũng tăng đáng kể do nhu cầu sản xuất bánh Trung thu của các doanh nghiệp bánh kẹo.
Ngoài ra, 6 nhóm hàng khác cũng có chỉ số giá tăng trong tháng này, như may mặc, mũ nón, giày dép; Các nhóm còn lại có chỉ số tăng nhưng mức tăng cũng không cao., nhóm may mặc, mũ nón, giày dép; văn hóa, giải trí, du lịch; thiết bị đồ dùng gia đình...
Có 2 nhóm chỉ số giảm là nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng (giảm 0,18%) do giá gas, giá dầu hoả được điều chỉnh. Nhóm giao thông giảm 0,06% chủ yếu do giá xăng dầu hạ 2 lần vào các ngày 28/7 và 7/8.
Tính từ đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng trên địa bàn thủ đô tăng 1,53%, cách khá xa giới hạn được lãnh đạo thành phố đặt ra cho cả năm là 6-7%.
Không thuộc rổ hàng hóa tính CPI, song chỉ số giá vàng tháng nay giảm 0,41%, chỉ số giá đôla Mỹ cũng giảm 0,32%.
Tại TP HCM, chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 tăng 0,05% so với tháng 7, thấp hơn mức tăng 0,12% của tháng trước. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, may mặc, đồ uống và thuốc lá có chỉ số giá tăng cao nhất. Trong khi đó, giá nhà ở điện nước chất đốt giảm mạnh do nhu cầu tiêu dùng thấp và giá gas giảm 1,68%.
Giá xăng giảm 2 lần vào ngày 28/7 và 7/8 tuy chưa ảnh hưởng đến giá dịch vụ vận tải công cộng nhưng đã làm giảm giá nhóm hàng giao thông (-0,02%).
So với tháng 12/2013, giá tiêu dùng tại TP HCM tăng 1,27%, xấp xỉ mức tăng cùng kỳ năm 2013, với mức tăng cao nhất của nhóm thuốc và dịch vụ y tế, giao thông và nhóm hàng ăn, dịch vụ ăn uống. Bình quân mỗi tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,16%.
Huyền Thư