Trần Vĩnh Thái khi còn khỏe mạnh. Ảnh: Nhân vật cung cấp. |
Trần Vĩnh Thái sinh năm 1993, quê Huế, vào Sài Gòn sinh sống và làm việc khoảng chục năm nay. Chàng trai cho biết từ thuở niên thiếu đã phải đi làm thuê cật lực đủ mọi nghề, sau đó trở thành chủ một tiệm hớt tóc nhỏ. Cách đây 8 năm Thái bắt đầu nhận thấy những triệu chứng của căn bệnh "đau không rõ nguyên nhân" xuất hiện ngày càng dày đặc. "Cơn đau bắt đầu ở hông bên phải rồi chuyển sang dần trái. Bình thường chỉ nhức mỏi chút xíu, nhưng mỗi khi trời trở lạnh lại rất đau", Thái nhớ lại.
Những cơn đau liên tục hành hạ khiến chàng trai xứ Huế nhiều đêm không ngủ được. Anh vẫn cố gắng duy trì công việc hàng ngày và vui vẻ phục vụ khách. Bệnh tình trở nên nghiêm trọng chỉ sau một năm khi cơn đau chuyển dần từ vùng hông lên lưng dưới, Thái mới đi khám mong tìm ra nguyên nhân và điều trị bệnh tình.
Lần khám đầu tiên, anh được chẩn đoán thoát vị đĩa đệm, thầy thuốc khuyên nên uống thảo dược. Dùng hết thuốc, triệu chứng vẫn không thuyên giảm, cơn đau còn dữ dội hơn trước khiến anh không điều khiển được cơ thể theo ý mình. Thái tâm sự: "Có lần nhìn thấy vòi nước đang chảy tràn xô chỉ cách 2 m, tôi không thể nhấc chân đứng dậy tắt được. Nước chảy lênh láng khắp nơi. Nhiều người thấy thế gọi tôi là thằng què vô dụng. Lúc ấy tôi tức tưởi phát khóc", chàng trai kể tiếp.
Nhiều người không khỏi xúc động khi xem những bức ảnh Thái chụp thuở trước. Thời mới bắt đầu bệnh, anh tìm đến môn thể hình và xem đây là một trong những phương thuốc giúp tăng cường vận động nâng cao thể lực cho mình. Nhìn bức hình chàng trai khỏe mạnh, cơ bắp cuồn cuộn, không ai ngờ rằng chỉ một thời gian ngắn sau, tình trạng sức khỏe anh tuột dốc không phanh. Những cơn đau buốt đến tận xương tủy khiến anh không thể trở lại nhịp sinh hoạt như người bình thường, không thể với tay lấy đồ, cúi lưng hay ngửa về phía sau, thậm chí, chỉ việc nằm cũng là một thử thách.
“Khi nằm, tôi không thể quay người sang trái hay sang phải như trước được mà từng cử động phải mất cả 15 phút. Mỗi lần xoay trở, cảm giác đau đến lặng cả người. Rồi thì đành chịu nằm ngửa bất động cả buổi vậy”. Việc quan trọng nhất đối với Thái là cầm kéo cắt tóc và phục vụ khách. Đó là cái nghề anh yêu thích và cũng là kế sinh nhai duy nhất ở Sài thành này. Song đến nay tất cả đều trở nên khó khăn.
Căn bệnh của Thái không gây teo cơ nên đến nay anh vẫn cao to lực lưỡng như một chàng trai khỏe mạnh. Tuy nhiên, chứng kiến những lúc chàng trai bị cứng đơ lưng hoặc khòm như một ông già nỗ lực thực hiện những cử động đơn giản như ngồi xuống ghế, cúi hay ngửa người mới cảm nhận những khó khăn anh đang trải qua. Đau đớn là thế nhưng những lúc tiệm cắt tóc đông khách, chủ tiệm cũng phải vào phụ nhân viên.
Bác sĩ đang nắn chỉnh cột sống cho Thái. Ảnh: Trần Ngoan. |
Thái đã bao lần ngược xuôi tìm nơi điều trị, từ Đông đến Tây y, từ châm cứu, giác lể, hễ nghe ai mách cách nào là đều thử. Mỗi nơi, thầy thuốc lại đưa ra chẩn đoán một loại bệnh khác nhau, từ thoát vị cột sống đến vôi cột sống. Việc chạy chữa gần như vô vọng vì nguyên nhân bệnh không thể tìm ra.
Uống thuốc chỉ giúp giảm đau tức thì nhưng cơn đau thường quay trở lại ngay sau đó và tồi tệ hơn. Tình cờ biết đến phương pháp trị liệu thần kinh cột sống không dùng thuốc, anh đến khám để tìm ra nguyên nhân chứ không hy vọng có thể chữa khỏi bệnh. Rất may sau lần khám và điều trị đầu tiên bằng phương pháp mới, Thái thấy cơ thể có biến chuyển. Phương pháp không dùng thuốc này không thể khiến chàng trai hết đau đớn ngay lập tức nhưng cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn nhiều dù hôm sau cơn đau vẫn trở lại. Niềm vui lớn nhất của Thái lúc này là chẩn đoán từ bác sĩ Paul D'Alfonso, một chuyên gia thần kinh cột sống có hơn 10 năm kinh nghiệm chữa trị bệnh này ở Mỹ, hiện công tác tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe thần kinh cột sống Maple Healthcare.
Bác sĩ cho biết đây là một ca bệnh rất hiếm gặp ở các chàng trai trẻ trong độ tuổi từ 20 đến 35. Khi mắc bệnh này, khoảng cách giữa các đốt sống lưng co hẹp lại, gây cản trở chuyển động của lưng. Quan sát qua phim MRI, các đốt sống lưng của Thái đã hình thành những chiếc gai như các móc câu dính vào nhau khiến cho các đốt sống không thể di chuyển bình thường được. Lưng bệnh nhân gần như bị đông cứng và đau đớn rất nhiều. Bác sĩ Paul gọi đây là hiện tượng cột sống hình cây tre (Bamboo spine).
Ảnh chụp cột sống hình cây tre. Ảnh: MapleHealthcare. |
Theo bác sĩ Paul, bệnh nhân này bị cột sống hình cây tre trong thời gian 7 đến 8 năm nay nên rất khó trị khỏi hẳn mà có thể cải thiện triệu chứng để “sống chung với bệnh”. Đến nay, Thái đã trải qua liệu trình nắn chỉnh thần kinh cột sống 8 lần. Anh cho biết các triệu chứng đã giảm rõ rệt, song bác sĩ khuyên cần phải theo dõi và điều trị lâu dài.
Bác sĩ Paul giải thích phương pháp nắn chỉnh thần kinh cột sống giúp bệnh nhân giảm đau và tăng cường khả năng vận động của lưng bằng việc tác động lực trực tiếp giúp nới lỏng các áp lực trên các mô cơ, từ từ đưa cột sống trở về trạng thái cân bằng. "Thái còn trẻ và sống lạc quan, đầy nghị lực nên chúng tôi mong anh ấy sẽ bình phục nhanh hơn", bác sĩ Paul chia sẻ.
Nắn chỉnh cột sống cho bệnh nhân