Là một trong những quốc gia khép kín nhất thế giới, cuộc sống ở Triều Tiên khiến nhiều người tò mò. Nhiếp ảnh gia Stephan Gladieu - người từng năm lần đến đất nước này - đã chia sẻ loạt tác phẩm chụp đường phố, người dân nơi đây. Hồi tháng 3, Gladieu nhận giải Meitar Award 2023, một giải thưởng độc lập dành cho nhiếp ảnh, nhờ bộ ảnh. Một trong những bức đầu tiên anh bấm máy ở Triều Tiên là cảnh gia đình ba người tham quan Vườn thú Bình Nhưỡng.Ba nữ sinh đại học trên Quảng trường Kim Nhật Thành, quảng trường trung tâm của Bình Nhưỡng. Theo The Guardian, Stephan Gladieu đến Triều Tiên lần đầu năm 2009, sau đó quay lại trong khoảng 2017-2020, mỗi lần nửa tháng. Trong quá trình chụp hình, anh luôn có hai hoặc ba hướng dẫn viên người Triều Tiên theo sát, dẫn đến một số địa điểm công cộng như công viên giải trí, rạp chiếu phim, văn phòng. Gladieu nói tác nghiệp ở Triều Tiên là trải nghiệm "phi thường", "không thể diễn tả thành lời".Loạt ảnh của Stephan Gladieu được nhà xuất bản Actes Sud (Pháp) phát hành sách năm 2020, dày 160 trang, giá 22 USD. Anh cũng từng nhiều lần triển lãm ảnh tại quê nhà và một số nước châu Âu. Bức chụp nhóm trẻ tại rạp chiếu phim 3D thuộc Tổ hợp Khoa học - Công nghệ (tháng 6/2018), được chọn là bìa sách. Ngoài Stephan Gladieu, nhiều tay máy khác từng có cơ hội thực hiện các bộ ảnh về con người và cuộc sống ở Triều Tiên, như nhiếp ảnh gia tự do Tariq Zaidi - người xuất bản sách ảnh về đất nước này.Trẻ em chơi xe đụng tại Công viên giải trí Mangyongdae, cách thủ đô Bình Nhưỡng 12 km. Công viên rộng 700.000 m2, có nhiều trò như tàu lượn, tàu hỏa, đu quay, hồ bơi. Stephan Gladieu không chọn chụp không gian, các công trình kiến trúc mà chủ yếu khắc họa con người. Nhiếp ảnh gia cho biết có rất ít thời gian chụp ở mỗi địa điểm nên thường bắt những khoảnh khắc tự nhiên, ít dàn dựng.Phụ nữ Triều Tiên tập múa trước Đài tưởng niệm Mansudae, tháng 10/2017. Stéphan Gladieu 55 tuổi, sống tại Boulogne-Billancourt (Pháp). Anh bắt đầu sự nghiệp nhiếp ảnh từ năm 1989, từng đưa tin chiến tranh, xã hội ở nhiều khu vực châu Âu, châu Á. Anh có sở trường chụp chân dung, từng chụp nhiều nhân vật hoàng gia châu Á, các đạo diễn, diễn viên nổi tiếng ở Liên hoan phim Cannes. Tác phẩm của anh xuất bản trên nhiều ấn phẩm hàng đầu ở Pháp và quốc tế. Anh cũng làm việc với nhiều tổ chức lớn như Ngân hàng Thế giới, UNICEF.Nhân viên nữ bên trong bể bơi của nhà máy thực phẩm tại quận Mangyongdae, Bình Nhưỡng, năm 2017.Một nhóm nhân viên khác tại bể bơi của nhà máy thực phẩm tại quận Mangyongdae.Bác sĩ Ri Su Rim khám cho cô Yu Hyang Suk tại nhà máy dệt Zhenghsu, Bình Nhưỡng, tháng 10/2017. Theo The Guardian, nhà máy có hơn 8.000 công nhân, trong đó 80% là phụ nữ.Các nhân viên của nhà hàng nổi trước Tháp Chủ Thể, tháng 6/2018.Kim Hyang và Kim Ju Hyang (phải), hai nhân viên tại Trường bắn Meari ở Bình Nhưỡng, ảnh chụp tháng 6/2018. Khách tham quan có thể trả tiền bắn thử các loại súng ở đây theo hướng dẫn. Theo giới thiệu của nhà xuất bản, Stephan Gladieu thường chụp nhân vật trực diện, toàn thân, giống như ở studio.Nông dân ở vùng Sariwon, tháng 6/2018.Ba học sinh tiểu học trên trên Đại lộ Rạng Đông, Bình Nhưỡng, tháng 6/2018.* Một số bức ảnh khác của Stephan GladieuHà Thu (theo The Guardian)