Bún riêu cua Nam Bộ
90 phút
Từng miếng chả ốc dai giòn sần sật, có vị ngọt tự nhiên, dậy mùi thơm của lá lốt rất hợp với thời tiết mùa lạnh.
Ốc ngâm nước vo gạo kèm mấy quả ớt cắt lát hoặc đập dập cho nhả hết bùn đất, rửa sạch, đập vỡ trôn ốc rồi khều lấy phần thịt. Bóp thịt ốc với muối hạt và nước cốt chanh, rửa sạch để khử mùi tanh, nhớt. Thái nhỏ thịt ốc để giữ độ sần sật cho món ăn.
Lá lốt rửa sạch, để ráo, chọn ra phần lá to để riêng gói chả ốc, phần lá nhỏ thì thái nhỏ để trộn thêm vào nhân chả cho thơm.
Hành, tỏi, gừng, ớt băm nhuyễn.
Trộn đều ốc đã thái nhỏ với giò sống, thịt xay, lá lốt thái nhỏ, mộc nhĩ ngâm nở thái nhỏ cùng hành, tỏi, gừng, ớt băm nhuyễn. Thêm 1 thìa cà phê nước mắm, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa cà phê hạt tiêu, trộn đều tạo độ kết dính.
Dùng thìa múc nhân cho vào giữa lá lốt, gập mép hai bên lại và cuốn đều. Làm lần lượt cho tới hết.
Chiên chả ốc lá lốt trên lửa vừa cho tới khi chín. Gắp chả ốc ra giấy thấm dầu. Nếu không chiên, bạn quết lớp dầu mỏng rồi dùng nồi chiên không dầu hoặc nướng trên than hoa đều ngon.
Yêu cầu thành phẩm: Từng miếng chả ốc dai giòn sần sật, có vị ngọt tự nhiên, dậy mùi thơm của lá lốt rất hợp với thời tiết mùa lạnh.
Chú ý:
Nên đập trôn và khều lấy phần thịt ốc sống để tạo độ giòn và vị tự nhiên của ốc, còn nếu luộc ốc sẽ mất độ giòn.
Vì ốc mang tính hàn nên cần thêm gừng, ớt để món ăn hài hòa.
Phần thịt (cùi) ốc không nên xay hay băm nhuyễn mà cắt vừa phải để khi ăn cảm nhận rõ vị giòn sần sật của ốc.
Tránh chọn ốc vào ngày đầu trăng hoặc cuối trăng (ngày mồng 1 và rằm) vì lúc này ốc sinh sản nên gầy và phần thịt ít.
Tùy theo khẩu vị vùng miền, có điều chỉnh gia vị khác nhau. Cách ăn của người miền Nam quết thêm chút mỡ hành và rắc đậu phộng giã dập trước khi thưởng thức giúp món ăn có vị bùi thơm.