Nút giao Mai Dịch, tên gọi cho giao cắt giữa vành đai 3 và đường Hồ Tùng Mậu - Xuân Thủy (điểm đầu quốc lộ 32) gồm 3 tầng. Tầng trên cùng là đường sắt trên cao Nhổn - ga Hà Nội đi ở tim đường Hồ Tùng Mậu và Xuân Thủy. Tầng hai là cầu vượt thuộc vành đai 3 trên cao và tầng mặt đất.
Đây là nút giao quan trọng ở phía tây Thủ đô, thường xuyên ùn tắc do mật độ phương tiện ở vành đai 3 cũng như trên đường Hồ Tùng Mậu, Xuân Thủy rất lớn. Để giải bài toán này, từ tháng 2/2023, Hà Nội đầu tư hơn 340 tỷ đồng xây dựng hai dải cầu bằng thép nằm hai bên cầu vượt vành đai 3. Sau hơn một năm xây dựng, công trình đã hoàn thành, sẵn sàng đưa vào hoạt động từ đầu tháng 4.
Nút giao Mai Dịch, tên gọi cho giao cắt giữa vành đai 3 và đường Hồ Tùng Mậu - Xuân Thủy (điểm đầu quốc lộ 32) gồm 3 tầng. Tầng trên cùng là đường sắt trên cao Nhổn - ga Hà Nội đi ở tim đường Hồ Tùng Mậu và Xuân Thủy. Tầng hai là cầu vượt thuộc vành đai 3 trên cao và tầng mặt đất.
Đây là nút giao quan trọng ở phía tây Thủ đô, thường xuyên ùn tắc do mật độ phương tiện ở vành đai 3 cũng như trên đường Hồ Tùng Mậu, Xuân Thủy rất lớn. Để giải bài toán này, từ tháng 2/2023, Hà Nội đầu tư hơn 340 tỷ đồng xây dựng hai dải cầu bằng thép nằm hai bên cầu vượt vành đai 3. Sau hơn một năm xây dựng, công trình đã hoàn thành, sẵn sàng đưa vào hoạt động từ đầu tháng 4.
Cầu vượt nhìn về hướng đường Phạm Văn Đồng. Sau khi hoàn thành, cầu vượt thép sẽ phục vụ xe lưu thông trong nội đô, còn lại phần cầu vượt cũ sẽ chỉ dành cho xe đi trên vành đai 3 trên cao, đảm bảo phương tiện chạy 80 km/h toàn tuyến.
Cầu vượt nhìn về hướng đường Phạm Văn Đồng. Sau khi hoàn thành, cầu vượt thép sẽ phục vụ xe lưu thông trong nội đô, còn lại phần cầu vượt cũ sẽ chỉ dành cho xe đi trên vành đai 3 trên cao, đảm bảo phương tiện chạy 80 km/h toàn tuyến.
Cầu vượt thép nhìn từ Phạm Hùng sang Phạm Văn Đồng hiện đã hoàn thiện lan can, dải phân cách giữa và đèn chiếu sáng.
Cầu vượt thép nhìn từ Phạm Hùng sang Phạm Văn Đồng hiện đã hoàn thiện lan can, dải phân cách giữa và đèn chiếu sáng.
Giá long môn hạn chế chiều cao xe qua cầu vượt thép. Người đi bộ, đi xe đạp, xe thô sơ bị cấm lên cầu. Mỗi dải cầu vượt thép rộng 7,75 m gồm một làn xe cơ giới 3,5 m, một làn xe hỗn hợp 3 m, còn lại là hộ lan, bó vỉa.
Giá long môn hạn chế chiều cao xe qua cầu vượt thép. Người đi bộ, đi xe đạp, xe thô sơ bị cấm lên cầu. Mỗi dải cầu vượt thép rộng 7,75 m gồm một làn xe cơ giới 3,5 m, một làn xe hỗn hợp 3 m, còn lại là hộ lan, bó vỉa.
Công nhân lắp hệ thống chiếu sáng trên thành cầu.
Một tuần qua, khoảng 40 công nhân liên tục thi công để bảo đảm hoàn thiện các hạng mục cuối cùng trước ngày 31/3.
Công nhân lắp hệ thống chiếu sáng trên thành cầu.
Một tuần qua, khoảng 40 công nhân liên tục thi công để bảo đảm hoàn thiện các hạng mục cuối cùng trước ngày 31/3.
Các xe đi dưới gầm cầu vượt thép được khống chế chiều cao dưới 3,5 m.
Phía dưới gầm cầu, công nhân đang tập trung lát đá, lắp đèn chiếu sáng. Đơn vị thi công mới dỡ rào chắn cho phép người dân di chuyển theo hướng Xuân Thủy đi Hồ Tùng Mậu và ngược lại.
Phía dưới gầm cầu, công nhân đang tập trung lát đá, lắp đèn chiếu sáng. Đơn vị thi công mới dỡ rào chắn cho phép người dân di chuyển theo hướng Xuân Thủy đi Hồ Tùng Mậu và ngược lại.
Hai dải cầu vượt thép được kỳ vọng giải quyết tình trạng tắc nghẽn ở nút giao Mai Dịch, thúc đẩy thông thương, vận tải hành khách, hàng hóa giữa trung tâm với khu vực phía tây, phía bắc Thủ đô và vùng lân cận.
Hai dải cầu vượt thép được kỳ vọng giải quyết tình trạng tắc nghẽn ở nút giao Mai Dịch, thúc đẩy thông thương, vận tải hành khách, hàng hóa giữa trung tâm với khu vực phía tây, phía bắc Thủ đô và vùng lân cận.
Cầu vượt thép nằm hai bên cầu vượt vành đai 3. Đồ họa: Đăng Hiếu
Cầu vượt thép Mai Dịch sắp hoàn thiện. Video: Ngọc Thành
Việt An - Ngọc Thành