Lão Hạc là tác phẩm của nhà văn Nam Cao (1917-1951), đăng báo lần đầu năm 1943. Tác phẩm được đưa vào giảng dạy trong chương trình Văn học bậc THCS.
Lão Hạc có một con trai, đi phu điền cao su. Lão ở nhà với mảnh vườn và con chó, thường gọi là cậu Vàng. Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con, lão đành phải bán con chó, mặc dù rất buồn bã.
Mở đầu truyện là đoạn nói chuyện giữa lão Hạc và nhân vật ông giáo xưng "tôi". Lão bàn đến việc bán con chó, chuyện này lặp đi lặp lại nhiều lần nên ông giáo cũng không mấy hào hứng lắng nghe.
Nam Cao viết: "Tôi vừa thở khói, vừa gà gà đôi mắt của người say, nhìn lão, nhìn để làm ra vẻ chú ý đến câu nói của lão đó thôi. Thật ra thì trong lòng tôi rất dửng dưng. Tôi nghe câu ấy đã nhàm rồi. Tôi lại biết rằng lão nói là nói để có đấy thôi; chẳng bao giờ lão bán đâu. Vả lại, có bán thật nữa thì đã sao? Làm quái gì một con chó mà lão có vẻ băn khoăn quá thế!".
Rồi lão nghĩ đến người con trai, bởi con chó là do anh ta mua, định dành để lo cho đám cưới sau này. Bố mẹ đằng gái bằng lòng gả nhưng thách cưới nặng: Nguyên tiền mặt phải một trăm đồng bạc, lại còn cau, rượu, cả tiền phải tốn hai trăm bạc. Lão Hạc không lo được.
Con lão muốn bán vườn nhưng lão không cho bán, bởi bán rồi thì cưới vợ về không biết ở đâu. Chưa kể, nhà gái đã thách cưới, dẫu có bán vườn cũng không lo đủ.
Tháng mười năm ấy, cô gái kia đi lấy chồng là con ông phó lý, nhà có của. Con trai lão sinh phẫn chí, mấy ngày sau ra tỉnh đến sở mộ phu, đưa thẻ, ký giấy xin đi làm đồn điền cao su.
Câu 2: Tại sao lão Hạc không muốn bán con chó Vàng?