Cầu treo Thà Tò (xã Hùng Sơn, Tràng Định, Lạng Sơn) bắc qua sông Kỳ Cùng là một trong 186 cầu treo dân sinh theo đề án của Chính phủ dành cho 28 tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên.
Cầu treo Thà Tò (xã Hùng Sơn, Tràng Định, Lạng Sơn) bắc qua sông Kỳ Cùng là một trong 186 cầu treo dân sinh theo đề án của Chính phủ dành cho 28 tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên.
Cầu treo Thà Tò được Tổng cục Đường bộ Việt Nam (thuộc Bộ Giao thông Vận tải) làm chủ đầu tư, khởi công vào tháng 12/2014, tổng vốn hơn 15 tỷ đồng. Cầu được thiết kế với kết cấu thép dây võng 3 nhịp, mặt cầu rộng 2 m, chiều dài nhịp là 200 m, kế hoạch là tháng 6/2015 hoàn thành và đưa vào sử dụng. Nhưng đến nay, vẫn còn nhiều hạng mục dang dở.
Cầu treo Thà Tò được Tổng cục Đường bộ Việt Nam (thuộc Bộ Giao thông Vận tải) làm chủ đầu tư, khởi công vào tháng 12/2014, tổng vốn hơn 15 tỷ đồng. Cầu được thiết kế với kết cấu thép dây võng 3 nhịp, mặt cầu rộng 2 m, chiều dài nhịp là 200 m, kế hoạch là tháng 6/2015 hoàn thành và đưa vào sử dụng. Nhưng đến nay, vẫn còn nhiều hạng mục dang dở.
Cột trụ vẫn chưa mắc cáp chống lật. Cầu treo Thà Tò phục vụ việc đi lại của 500 hộ dân với 2.000 nhân khẩu. 12 hộ dân của thôn Bản Chu và Thà Tò đã góp gần 500 m2 đất cho công trình.
Cột trụ vẫn chưa mắc cáp chống lật. Cầu treo Thà Tò phục vụ việc đi lại của 500 hộ dân với 2.000 nhân khẩu. 12 hộ dân của thôn Bản Chu và Thà Tò đã góp gần 500 m2 đất cho công trình.
Các tấm thép trải mặt cầu chưa được cố định hoàn toàn bằng đinh vít nên bị xê dịch. Ông Đoàn Hiếu Long, Phó chủ tịch xã Hùng Sơn cho biết, dù chưa hoàn thiện, nhưng từ giữa tháng 4 các công nhân đã rút khỏi công trường. Ban đầu họ đặt biển báo cấm qua cầu và khóa lại. Đến giữa tháng 5, một tốp công nhân đến đóng đinh vít các tấm thép trải mặt cầu không khóa lại và cũng không có ai trông nom nên người dân 2 bên bờ sông qua lại rất nguy hiểm.
Các tấm thép trải mặt cầu chưa được cố định hoàn toàn bằng đinh vít nên bị xê dịch. Ông Đoàn Hiếu Long, Phó chủ tịch xã Hùng Sơn cho biết, dù chưa hoàn thiện, nhưng từ giữa tháng 4 các công nhân đã rút khỏi công trường. Ban đầu họ đặt biển báo cấm qua cầu và khóa lại. Đến giữa tháng 5, một tốp công nhân đến đóng đinh vít các tấm thép trải mặt cầu không khóa lại và cũng không có ai trông nom nên người dân 2 bên bờ sông qua lại rất nguy hiểm.
Hệ thống lan can vẫn chưa được giáp nối chắc chắn, một số chỗ thiếu đoạn lan can.
Theo ông Phương Văn Nguyên, người dân thôn Vai Pải, trước đây khi chưa xây cầu người dân di chuyển chủ yếu bằng bè mảng kéo dây, mỗi lượt là 2.000 đồng/người, học sinh nộp gạo 8 bơ theo tháng. Tuy nhiên, sau khi công nhân ra về và không khóa cầu lại thì bà con di chuyển trên cầu mà không đi bè mảng nữa. “Mùa lũ đang về, mỗi lần di chuyển trên cầu chúng tôi đều lo lắng, nhất là khi có trẻ nhỏ”, ông Nguyên chia sẻ.
Theo ông Phương Văn Nguyên, người dân thôn Vai Pải, trước đây khi chưa xây cầu người dân di chuyển chủ yếu bằng bè mảng kéo dây, mỗi lượt là 2.000 đồng/người, học sinh nộp gạo 8 bơ theo tháng. Tuy nhiên, sau khi công nhân ra về và không khóa cầu lại thì bà con di chuyển trên cầu mà không đi bè mảng nữa. “Mùa lũ đang về, mỗi lần di chuyển trên cầu chúng tôi đều lo lắng, nhất là khi có trẻ nhỏ”, ông Nguyên chia sẻ.
Phó chủ tịch xã Hùng Sơn cho biết, để bảo đảm an toàn cho người dân, xã đã tổ chức vận động tuyên truyền bà con không qua cầu vì rất nguy hiểm. “Chúng tôi mong cây cầu treo Thà Tò hoàn thành xong sớm để không phải sống trong cảnh nơm nớp lo sợ mỗi khi đi qua”, ông Long nói.
Phó chủ tịch xã Hùng Sơn cho biết, để bảo đảm an toàn cho người dân, xã đã tổ chức vận động tuyên truyền bà con không qua cầu vì rất nguy hiểm. “Chúng tôi mong cây cầu treo Thà Tò hoàn thành xong sớm để không phải sống trong cảnh nơm nớp lo sợ mỗi khi đi qua”, ông Long nói.
Hồng Vân