Cao tốc Bến Lức - Long Thành dài hơn 57 km được khởi công 9 năm trước với vốn đầu tư hơn 31.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, bốn năm qua dự án phải dừng thi công do thiếu vốn, vướng thủ tục.
Sau khi được Chính phủ khai thông vốn và thủ tục pháp lý, gói thầu A7 qua Đồng Nai khởi động trở lại, dự kiến cuối năm nay sẽ hoàn thành.
Cao tốc Bến Lức - Long Thành dài hơn 57 km được khởi công 9 năm trước với vốn đầu tư hơn 31.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, bốn năm qua dự án phải dừng thi công do thiếu vốn, vướng thủ tục.
Sau khi được Chính phủ khai thông vốn và thủ tục pháp lý, gói thầu A7 qua Đồng Nai khởi động trở lại, dự kiến cuối năm nay sẽ hoàn thành.
Công trường cầu bắt qua sông Thị Vải trên sông thuộc gói thầu A7 khá nhộn nhịp với hơn 200 kỹ sư, công nhân cùng nhiều trang thiết bị máy móc làm việc mỗi ngày.
Kỹ sư Bùi Đức Ái, phụ trách công trường gói thầu A7, cho biết gói thầu thi công đã đạt 75% công trình. "Hiện Đồng Nai thường xuyên mưa gây khó khăn tiến độ, chúng tôi phải làm ca đêm", ông Ái nói.
Công trường cầu bắt qua sông Thị Vải trên sông thuộc gói thầu A7 khá nhộn nhịp với hơn 200 kỹ sư, công nhân cùng nhiều trang thiết bị máy móc làm việc mỗi ngày.
Kỹ sư Bùi Đức Ái, phụ trách công trường gói thầu A7, cho biết gói thầu thi công đã đạt 75% công trình. "Hiện Đồng Nai thường xuyên mưa gây khó khăn tiến độ, chúng tôi phải làm ca đêm", ông Ái nói.
Công nhân gia cố trụ, buộc thép đổ bê tông trụ cầu chính P9 giữa sông Thị Vải. Đây là hạng mục quan trọng nhất của gói thầu dài 3,3 km với 77 trụ và 2 mố cầu, trong đó có 4 trụ cầu dưới sông Thị Vải.
"Lâu nay dự án thi công cầm chừng vì một số vướng mắc, nay khó khăn đã được tháo dỡ nên anh em trên công trường tinh thần rất phấn chấn, hào hứng sớm đưa dự án vào khai thác", kỹ sư Hùng (giữa) nói.
Công nhân gia cố trụ, buộc thép đổ bê tông trụ cầu chính P9 giữa sông Thị Vải. Đây là hạng mục quan trọng nhất của gói thầu dài 3,3 km với 77 trụ và 2 mố cầu, trong đó có 4 trụ cầu dưới sông Thị Vải.
"Lâu nay dự án thi công cầm chừng vì một số vướng mắc, nay khó khăn đã được tháo dỡ nên anh em trên công trường tinh thần rất phấn chấn, hào hứng sớm đưa dự án vào khai thác", kỹ sư Hùng (giữa) nói.
Thi công giữa sông nước, các công nhân và kỹ sư thường xuyên mặc áo phao để đảm bảo an toàn. Một nam công nhân đu trên ròng rọc kiểm tra thanh sắt đóng móng trụ cầu.
Thi công giữa sông nước, các công nhân và kỹ sư thường xuyên mặc áo phao để đảm bảo an toàn. Một nam công nhân đu trên ròng rọc kiểm tra thanh sắt đóng móng trụ cầu.
Theo đơn vị thi công, tĩnh không của cầu là 9 m, đảm bảo tàu và sà lan lớn đi qua sông Thị Vải. Để đưa các thanh thép đóng xuống làm móng trụ, các công nhân phải dùng cần cầu.
Theo đơn vị thi công, tĩnh không của cầu là 9 m, đảm bảo tàu và sà lan lớn đi qua sông Thị Vải. Để đưa các thanh thép đóng xuống làm móng trụ, các công nhân phải dùng cần cầu.
Kỹ sư giám sát công nhân đo đạc phân cách cứng trên cầu cạn trước khi đổ bêtông. "Mình phải giám sát thật kỹ để đảm bảo chất lượng đề ra, nếu có sai sót phải chỉnh sửa ngay", nam kỹ sư cho biết.
Kỹ sư giám sát công nhân đo đạc phân cách cứng trên cầu cạn trước khi đổ bêtông. "Mình phải giám sát thật kỹ để đảm bảo chất lượng đề ra, nếu có sai sót phải chỉnh sửa ngay", nam kỹ sư cho biết.
Khu vực cầu cạn qua rừng ngập mặn ở xã Phước Thái, huyện Long Thành, có nhiều đoạn đường vẫn chưa đổ bê tông, công nhân đang buộc thép để đổ nền cầu.
Khu vực cầu cạn qua rừng ngập mặn ở xã Phước Thái, huyện Long Thành, có nhiều đoạn đường vẫn chưa đổ bê tông, công nhân đang buộc thép để đổ nền cầu.
Trong khi đó, mặt đường gần khu vực nút giao cao tốc Bến Lức - Long Thành với quốc lộ 51 có hàng chục xe lu lèn nền đường, đổ đá cấp phối và nhựa.
Trong khi đó, mặt đường gần khu vực nút giao cao tốc Bến Lức - Long Thành với quốc lộ 51 có hàng chục xe lu lèn nền đường, đổ đá cấp phối và nhựa.
Phần cao tốc qua tỉnh Đồng Nai dài 27 km đi qua vùng địa chất phức tạp, có nhiều sông ngòi, sình lầy. Trong đó, 3,3 km đi qua khu rừng ngập mặn với những vạt cây đước, vẹt...
Dự án dự kiến hoàn thành vào năm 2025, giúp giảm ùn tắc trên quốc lộ 1 và 51, rút ngắn thời gian từ Long An đi TP HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, tạo đà phát triển cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Phần cao tốc qua tỉnh Đồng Nai dài 27 km đi qua vùng địa chất phức tạp, có nhiều sông ngòi, sình lầy. Trong đó, 3,3 km đi qua khu rừng ngập mặn với những vạt cây đước, vẹt...
Dự án dự kiến hoàn thành vào năm 2025, giúp giảm ùn tắc trên quốc lộ 1 và 51, rút ngắn thời gian từ Long An đi TP HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, tạo đà phát triển cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Toàn tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành. Đồ họa: Lê Huyền
Phước Tuấn