Siro mận giải khát ngày hè
55 phút
Bóng mềm mượt, dẻo dai, nước dùng ngọt thanh, rau củ quả giòn ngon. Đây là một trong 4 món không thể thiếu trong cỗ Tết miền Bắc gồm: bóng, vây, măng, miến.
1. Sơ chế
2. Nấu canh bóng
Làm nước dùng: Quan trọng quyết định cho nồi canh bóng là nấu nước dùng phải trong và ngọt, được làm từ nước luộc gà hoặc nước ninh xương, thêm chút tôm khô. Người Hà Nội xưa cầu kỳ phải dùng nước luộc gà thứ hai (sau khi vớt bỏ bọt và váng mỡ ở lớp trên cùng), lọc rồi thêm tôm khô, gừng hành củ nướng vào nấu lửa thật nhỏ, mở vung thì nước mới trong thanh và thơm. Nêm nếm gia vị cho vừa miệng. Thả mọc nấm vào khi nổi lên thì vớt ra. Bóng cũng tương tự.
Chần rau củ: Đun sôi nồi nước, thêm chút muối rồi cho rau củ quả vào chần nhanh ở lửa to. Khi vừa chín tới khoảng 70 - 80% thì vớt ra cho vào bát nước nguội hoặc thêm chút đá viên để rau giữ độ giòn, tươi xanh.
Trình bày canh bóng: Bát đựng canh bóng nấu thả phải là bát chiết yêu với thân dưới nhỏ và miệng loe ra để khoe hết các nét đẹp, sự thanh thoát. Cho phần chân tẩy rau củ quả ở dưới, xếp bóng hình quả trám như bông hoa, xen kẽ mọc nấm, trứng, đậu Hà Lan, cà rốt, tôm khô. Trước khi ăn thì đun sôi lại nước dùng, múc chan nóng hổi vào bát, thêm rau mùi bên trên.
3. Yêu cầu thành phẩm
Chú ý:
Nếu muốn làm bóng cuộn thì sau khi sơ chế, đặt bóng lên mặt phẳng, phết mỏng giò sống, dàn nấm hương thái chỉ, phết thêm lớp giò sống rồi trứng rán thái chỉ và cuộn lại, dùng chỉ buộc, hấp chín, để nguội rồi thái tạo vân tròn đẹp mắt.
Để vớt mỡ luộc gà thì sau khi nguội cho vào ngăn mát tủ lạnh, phần mỡ đông vớt ra dễ dàng.
Canh bóng ngày xưa tạo vị ngọt tự nhiên từ nước luộc gà, ninh xương, ninh tôm. Nếu chưa đủ độ ngọt thì thêm củ đậu, lê vào hầm cùng lọc lấy nước ngọt trong.