Đó là Cảng Quốc tế Sài Gòn - SSA liên doanh giữa cảng lớn nhất TP HCM với Tập đoàn hàng hải Mỹ SSA. Tổng vốn đầu tư dự án này 160 triệu USD. Dự án thứ 2, Cảng tổng hợp Thị Vải được thực hiện bởi Sài Gòn và Công ty PSA Việt Nam thuộc Singapore, chia làm 2 giai đoạn xây dựng với tổng cộng 299 triệu USD. Dự án còn lại được xem chủ lực của TP HCM trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới là Khu đô thị cảng Hiệp Phước, tổng đầu tư 2.300 tỷ đồng.
![]() |
Tàu container vào dỡ hàng ở Cảng Sài Gòn. Ảnh: P.A. |
Ngoài việc phục vụ cho kế hoạch mở rộng cảng biển Việt Nam để hội nhập WTO, dự án liên doanh còn nhằm thực hiện chiến lược từng bước di dời các cảng tại TP HCM ra khỏi nội thành. Ngoài 4 liên doanh, Cảng Sài Gòn đang lập dự án chuyển đổi công năng khu vực Nhà Rồng - Khánh Hội khi đã di dời xong cảng. Đồ án quy hoạch chi tiết 1/200 cho khu vực này đã hoàn tất và đang trình Hội đồng kiến trúc thành phố xem xét.
Tổng giám đốc Cảng Sài Gòn Lê Công Minh cho hay, 4 cảng liên doanh dự kiến sẽ hoạt động vào năm 2010, nâng công suất xếp dỡ của Cảng lên 3,5 triệu TEU/năm (tức khoảng 55-60 triệu tấn hàng hóa).
Năm nay, Cảng Cần Thơ tách khỏi Cảng Sài Gòn để hoạt động độc lập nên dự kiến có thể năng suất bốc dỡ qua cảng TP HCM giảm sút. Theo ông Minh, công tác thi công Đại lộ Đông Tây với dự án đường hầm qua sông Sài Gòn cũng ảnh hưởng lớn đến việc quay tàu và khai thác cầu cảng MM1 của Công ty Xếp dỡ Nhà Rồng. Do đó, chỉ tiêu 2007 Cảng Sài Gòn xếp dỡ khoảng 11 triệu tấn hàng hóa, giảm gần 1 triệu tấn so với năm ngoái.
Phan Anh