Trẻ quá béo hay quá gày đều bị mất cân bằng dinh dưỡng, dẫn đến nhiều căn bệnh, từ suy dinh dưỡng đến béo phì, tiểu đường ở độ tuổi nhỏ. Khảo sát Dinh dưỡng Đông Nam Á (SEANUTS) cho thấy 50% trẻ em Việt Nam thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu như vitamin A, B1, C, D và sắt.
Thông thường, trẻ có 3 cơ chế biếng ăn. Biếng ăn bệnh lý là trẻ lười ăn, ăn ít, thậm chí không ăn vì bị sốt, tiêu chảy… Biếng ăn sinh lý được coi như một giai đoạn trẻ mải học quên ăn, có thể là học đi, học nói. Biếng ăn tâm lý là trẻ không thích, không muốn một món ăn nào đó, hay thậm chí là người cho ăn, môi trường ăn uống không hợp với bé. Không ít gia đình hiện nay còn đối mặt với tình trạng trẻ biếng ăn toàn tập, bởi người lớn luôn ép con ăn dù con có bất kỳ lý do gì như đau bụng, mệt mỏi, bụng căng tức... Khi đó, trẻ thường phản ứng chống đối lại, tạo nên "một cuộc chiến" trong bữa ăn.
Thực tế, ngay cả cha hay mẹ cũng không thể bữa nào cũng đều tăm tắp ăn một chén cơm, nửa chén thịt, cá, một chén rau, canh nhưng nhiều phải lại áp dụng điều đó với con. Các chuyên gia dinh dưỡng đã đúc kết rằng chu kỳ ăn của trẻ phải tính bằng tuần, 10 ngày, chứ không tính bằng bữa. Nghĩa là có thể một bữa, hay một ngày, trẻ không ăn, bữa sau, ngày hôm sau ăn bù. Hoặc bữa này chỉ ăn tinh bột, bữa sau lại chỉ ăn rau, tất cả đều bình thường.
Nếu bạn không ép, không can thiệp, bé sinh ra đã có cơ chế bản năng để tự biết mình cần nạp cái gì và nạp bao nhiêu. Bạn chỉ cần cung cấp cho bé thức ăn đa dạng và đầy đủ thành phần dinh dưỡng. Ép ăn chỉ làm trẻ mất cân bằng dinh dưỡng trầm trọng vì mất khả năng tự cân bằng bẩm sinh. Trẻ sẽ hoặc sợ ăn, hoặc ăn quá nhiều, dẫn đến nhiều hậu quả nặng nề hơn khi lớn lên: chán ăn hay béo phì vì ăn vô độ.
Khi con biếng ăn, trước hết, cha mẹ cần cân bằng chính bản thân mình, trong mong muốn con phải theo ý mình, hãy tôn trọng và đối xử cân bằng với con. Bạn có thể bắt đầu bằng việc để con tự do, tự nhiên được chọn món nào trên bàn ăn và ăn bao nhiêu mà bé muốn. Nếu bé đã quá sợ ăn, quá trình để bé đói và cần phải ăn có thể là vài bữa, hoặc vài ngày. Bạn đừng lo, vì số trẻ thực sự bị biếng ăn bẩm sinh, không có nhu cầu ăn uống là rất ít. Khi bé nói "con không ăn nữa", bạn cần đồng ý với con. Bữa ăn nên gói gọn trong 30 phút. Lượng thức ăn còn thiếu hay loại chất mà trẻ bỏ qua có thể bù đắp bằng các loại thực phẩm dinh dưỡng bổ sung.
Hội nghị Y khoa giới thiệu giải pháp dinh dưỡng hoàn thiện cho trẻ em Việt Nam đã đánh giá Dutch Lady Complete là một giải pháp khoa học giúp trẻ em hoàn thiện chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Mẹ chỉ cần cho bé uống một ly sữa này sau mỗi bữa ăn để đủ dưỡng chất cần thiết.
Dutch Lady Complete cung cấp đầy đủ lượng vitamin và khoáng chất cần thiết cho nhu cầu dinh dưỡng mỗi ngày của trẻ 2-6 tuổi, theo khuyến nghị Chế độ Dinh dưỡng Tham khảo của Mỹ (US DRI – United States Dietary Reference Intakes). Sản phẩm được công ty FrieslandCampina Việt Nam phát triển dựa trên kết quả cuộc Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trẻ em Việt Nam và Đông Nam Á (SEANUTS) nhằm giúp cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng tiềm ẩn ở trẻ em Việt Nam. Với đầy đủ các dưỡng chất quan trọng từ trứng (đạm), cá hồi (vitamin B1), trái cây (vitamin C), nấm (vitamin D), thịt bò (sắt) và DHA, Dutch Lady Complete giúp cha mẹ yên tâm hơn về việc con mình đã được hoàn thiện nhu cầu dinh dưỡng trong ngày, đồng thời giải phóng những áp lực lên cả con trẻ lẫn cha mẹ quanh vấn đề ăn uống. |
Ngọc Bích