Hàng rong chiếm dụng lòng đường, vỉa hè là thực trạng tồn tại nhiều năm nay ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM... Tuy nhiên chỉ trông chờ vào một mình lực lượng chức năng thì không thể làm xuể.
Nếu các bạn đặt mình vào địa vị những người thi hành pháp luật thì mới hiểu hết cái khó, cái khổ của họ. Làm theo trình tự thì không thể được vì sẽ mất đến cả 15 phút mới xử lý xong một trường hợp vi phạm. Trong khi, những người vi phạm khác đã lo gom đồ chạy hết và chờ cơ quan quản lý đi sẽ tiếp tục bày hàng ra bán.
Bạn của tôi, làm ở đội trật tự đô thị, phân trần: Người bán hàng rong đa phần là người nghèo buôn gánh bán bưng, bức bách họ rất khó. Nhiều lúc nghĩ thấy buồn, làm công việc vì xã hội mà lại bị nhiều người ghét.
(Xem thêm: Ôtô biển 80A bị quét sơn bẩn khi đỗ vỉa hè Hà Nội)
Cái khổ của đội là chỗ đó, chẳng ai muốn đi cưỡng chế, đập phá, tiêu hủy tài sản của người dân. Nhưng trật tự thì phải giữ, giao thông thì phải thông mà họ cứ cố tình vi phạm thì phải làm sao?
Vậy là đội buộc phải ra tay và đụng vào chính những người nghèo. Nếu không làm tốt, họ sẽ bị cấp trên khiển trách, phê bình.
Xã hội là vậy, nghề nào cũng có cái khổ khác nhau nhưng chúng ta nên nhìn vào những mặt tích cực của lực lượng đô thị đạt được, để ủng hộ họ làm tốt hơn. Vì đã là con người thì không ai có thể hoàn hảo và tránh được những sai sót.
Các bạn thử nghĩ nếu một ngày không có lực lượng đô thị đi dẹp vỉa hè, lòng lề đường thì cảnh tượng đường phố nhếch nhác như thế nào?
>> Xem thêm: Phụ nữ mắng nhóm quảng cáo vỉa hè: 'Tránh ra cho tao đi'
Chia sẻ bài viết của bạn tại đây.