Sau bài viết 'Cấm xe máy làm mất quyền lợi nhiều người giàu' nhiều độc giả có ý kiến:
Tôi đồng ý với ý kiến của tác giả. Tôi sống ở TP HCM từ những năm 1995, lúc ấy chưa có nhiều xe máy, lúc ấy tôi có thể đi xe đạp từ quận 5 sang quận 8, có khi đi xe đạp từ quận 5 sang Bình Thạnh vẫn đạp phà phà.
Khi cần đi những nơi xa hơn như Thủ Đức, Hóc Môn thì cứ bắt xe buýt mà đi, xe buýt ngày ấy cũ kỹ chứ không phải tiện lợi như xe buýt bây giờ đâu. Cấm xe máy mọi thứ tự nhiên dịch chuyển.
Bài viết hay và phản ảnh công tâm, nhưng quan điểm của tôi là đổ thừa cho trường học, bệnh viện, cơ quan công quyền trong nội đô góp phần kẹt xe là không đúng và đi ngược với thực tiễn cuộc sống.
Nên nhìn ở góc độ sâu xa, đặc thù đang tồn tại ở các thành phố (dù lớn nhỏ) của chúng ta là nhà ống, chúng ta bị cuốn theo quy hoạch thể thức nhà ống, không có một tầm nhìn thực tiễn cách đây 40 năm và như thế hệ lụy để lại cho chúng ta ngày hôm nay là phương thức giao thông cá nhân thay cho giao thông công cộng.
Nhà ống cư dân rải rác, ngõ ngách - ngõ hẻm chằng chịt làm sao để thiết lập giao thông công cộng cho thuận tiện, quỹ đất đô thị bị băm nát theo nhà ống, chúng ta đi ngược lại với quy hoạch của các thành phố trên thế giới, người ta gom quỹ đất lại để xây một chung cư và quỹ đất còn dư lại là mảng xanh, đó là cách quy hoạch cho trục đô thị mà các phương tiện công cộng đi qua sẽ thuận tiện đưa đón hơn là các nhà ống nằm rải rác, ngõ ngách...
Hệ lụy tiếp theo của nhà ống là sinh hoạt, kinh doanh buôn bán, trong điều kiện này cư dân dùng phương tiện cá nhân sẽ thuận tiện cho việc tới lui trao đổi và như thế phương tiện cá nhân mà cụ thể là xe gắn máy hai bánh là linh hoạt hàng đầu và cứ thế mà bùng phát, bùng phát đến nỗi dùng cả vỉa hè, lòng đường để trưng dụng mà cho tới hôm nay vẫn không thể thiết lập lại trật tự và coi như mặc nhiên chấp nhận.
Vì vậy nói về kế hoạch quay lại phương tiện công cộng theo tôi phải kết hợp với rất nhiều Ban, Bộ, Ngành...chứ không phải hô bỏ xe cá nhân (xe gắn máy hai bánh) hay hạn chế ôtô là hết kẹt xe cho các đô thị.
Loc Phuoc
Trong vấn đề này tôi nhìn ra ba cái sai cần xử lý đươc mới giảm tắc đường:
1.Về vấn đề quy hoạch:
- Kiên quyết xử phạt. Cắt gọt các nhà xây quá mật độ, quá tầng, di rời các cơ quan trụ sở, trường học, bệnh việt ra xa, các cơ quan, bệnh viện, trường học có thể mở chi nhanh ở các vùng đó để phục vụ dân. Dân không cần vào nội đô nếu không có nhu cầu nữa.
Dù gì quy hoạch vẫn là thủ phạm chính do cơ chế xin cho, xây nhà vô tội vạ.
2. Về vấn đề con người tham gia giao thông.:
- Nhiều người ai cũng nghĩ mình có thể đỗ sai làn, vượt đèn đỏ, đi sai chiều, rẽ, đỗ vô tội vạ trên những con đường có biển cấm vì các nhà hàng, cửa hiệu đã "làm luật" với phường.
Cần chấn chỉnh và phạt thật nặng, phạt nguội, tăng lương gấp 4-5 lần cho lực lượng chuyên trách.
3. Về vấn đề quy hoạch đường:
- Giống như bài toán kinh tế, cần mở sâu hơn và bán đấu giá nhà mặt tiền để lấy tiền đó làm đường.
- Làm nhiều đường một chiều ở nhưng khu phố bàn cờ giống như cách người Pháp đã từng làm để tránh ùn tắc do dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe vô tội vạ.
Tuan Anh Nguyen
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.