Trước yêu cầu giao tiếp thông tin ngày càng tăng, lượng dữ liệu vốn đã khổng lồ ngày càng mở rộng. Do đó, thách thức của các tổ chức, doanh nghiệp là làm thế nào để lưu trữ và đồng nhất các hệ thống hạ tầng dữ liệu được bảo mật và an toàn. Theo đại diện HPE, bài toán ngày càng trở nên phức tạp khi mà môi trường công nghệ thông tin hiện nay tồn tại nhiều công nghệ khác nhau - từ mô hình truyền thống đến dịch vụ đám mây.
Câu hỏi thường xuyên được đặt ra là làm sao đơn giản hóa hệ thống công nghệ thông tin vốn đã rất phức tạp mà vẫn đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ. Ở góc nhìn của những nhà tạo lập công nghệ, đại diện HPE cho rằng, đó là thách thức tạo ra hệ thống lưu trữ và quản lý dữ liệu thông minh, giảm độ phức tạp và đáp ứng nhu cầu trải nghiệm tiện ích của người dùng.
Để giải quyết bài toán này, HPE đã tập trung 18 tháng nghiên cứu để tạo ra dịch vụ hợp nhất dữ liệu mới, góp phần thay đổi cục diện về lưu trữ dữ liệu và quản lý hạ tầng. Kết quả là thị phần Lưu trữ của HPE đã leo lên vị trí số một tại thị trường Việt Nam (theo báo cáo tháng 6/2021 của IDC).
Với tầm nhìn thay đổi thế giới dữ liệu, HPE đưa ra mô hình Unified DataOps (Quản lý và Khai thác Dữ liệu Hợp nhất với 3 chiến lược chủ đạo: Lấy cơ sở dữ liệu làm trọng tâm; quản lý hạ tầng dữ liệu và khai thác dữ liệu phải xây dựng tập trung trên nền toàn điện toán đám mây; toàn bộ vận hành có sự trợ giúp của AI (Trí tuệ nhân tạo).
Cách tiếp cận mới này cho phép HPE tận dụng tối đa điểm mạnh của mô hình On-Primes và Cloud (Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây): Dữ liệu được đặt ở ngay tại trung tâm dữ liệu nhưng lại quản lý theo kiểu dịch vụ đám mây. Điều này giúp hệ thống mới bảo mật dữ liệu và tiện lợi khi quản lý, khai thác dữ liệu. Đồng thời, nó làm tăng tốc độ của quá trình chuyển đổi dựa vào dữ liệu.
Với tầm nhìn cung cấp mọi thứ dưới dạng dịch vụ vào năm 2022 và trở thành một công ty nền tảng từ biên mạng đến môi trường điện toán đám mây, HPE cho biết đã triển khai mô hình Unified DataOps thông qua nền tảng dịch vụ dữ liệu của mình.
HPE đã chính thức nghiên cứu và phát triển thành công Data Services Cloud Console (Giao diện Quản trị và Khai thác dữ liệu trên nền toàn điện toán đám mây), cung cấp các tác vụ dữ liệu hợp nhất dưới dạng một dịch vụ thay vì phải quản lý dữ liệu và cơ sở hạ tầng một cách thủ công theo phương án truyền thống. "Với những lợi ích thuyết phục như đơn giản hóa triển khai và đồng bộ, cấp phát tài nguyên dữ liệu dựa trên mục đích sử dụng, và có thể quản lý thiết bị dù người dùng ở bất cứ đâu, giờ đây, các doanh nghiệp đã có thể trải nghiệm điện toán đám mây cho môi trường lưu trữ của mình", đại diện HPE cho hay.
Không dừng lại ở đó, HPE còn ra mắt HPE Alletra, một thiết bị lưu trữ mới. HPE Alletra sẽ được đặt ở trung tâm dữ liệu của khách hàng, khi kết hợp với Data Services Cloud Console, nó cho phép các nhà quản trị mạng cấp phát tài nguyên như trên dịch vụ cloud phổ biến hiện nay nhu Google, Amazon, Azure.
"Điều này giúp cho doanh nghiệp có thể trải nghiệm điện toán đám mây ở bất cứ đâu có mặt dữ liệu của họ. Đặc biệt, HPE Alletra tương thích với mọi ứng dụng và dữ liệu của doanh nghiệp và độ khả dụng lên đến 100%. Sự ra đời của HPE Alletra đã góp phần làm thay đổi ‘cuộc chơi’ trong lĩnh vực quản lý dữ liệu và đã tạo ra cuộc cách mạng về quản lý dữ liệu và cơ sở hạ tầng", đại diện HPE chia sẻ.
Với mong muốn chia sẻ tới các doanh nghiệp về sức mạnh của nền tảng công nghệ hiện đại, hướng đến việc chuyển hoá thành sức mạnh của chính doanh nghiệp cho nhu cầu đổi mới, HPE sẽ tổ chức hội thảo trực tuyến với chủ đề: "Khai phá sức mạnh dữ liệu từ biên mạng tới đám mây", diễn ra vào 9h30 ngày 8/7. Truy cập để tìm hiểu thông tin chi tiết và đăng ký tham dự hội thảo tại đây.
Thế Đan (Ảnh: HPE)