Trả lời:
Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ được chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn hình thành nang mạc (từ khi bắt đầu hành kinh đến ngày thứ 14), giai đoạn rụng trứng (24 giờ tiếp theo) và giai đoạn hoàng thể (14 ngày sau). Kết thúc giai đoạn hoàng thể là đến ngày hành kinh, bắt đầu một chu kỳ hình thành nang trứng mới.
Một số phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt có thể ngắn hoặc dài hơn nhưng dù sao giai đoạn hoàng thể vẫn luôn là 14 ngày. Do đó, nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn 35 ngày, thì ngày rụng trứng được tính là từ ngày hành kinh đầu tiên ngược lại 14 ngày. Ví dụ, bạn hành kinh vào ngày mùng 1, ngày rụng trứng lùi lại 14 ngày, tức vào ngày 16.
Có vẻ bạn và bạn gái đang có ý định tránh thai bằng biện pháp tính ngày rụng trứng. Theo tôi, các bạn cần phải thận trọng. Bởi trứng rụng chỉ sống được 24 h, trong khi tuổi thọ của tinh trùng lên tới 72 giờ. Nếu muốn tránh thai thì bạn luôn phải dùng biện pháp an toàn (bao cao su) từ ngày 10 đến ngày 20 của chu kỳ.
Thêm vào đó, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ cũng rất dễ thay đổi khi có sự thay đổi của môi trường, ăn uống, tâm trạng... Bạn gái bạn lại mới 22 tuổi, đang ở vào độ tuổi sung mãn, trứng cũng có thể rụng khi có hưng phấn tình dục mạnh. Để phòng tránh mọi nguy cơ có thể xảy đến, bạn nên dùng kết hợp các biện pháp tránh thai khác khi quan hệ kể cả trong ngày "an toàn" và ngày kém "an toàn".
Lương y Phó Hữu Đức
Chủ tịch Hội Đông y quận Cầu Giấy, Hà Nội