Búi trĩ sa ra ngoài do các đám rối tĩnh mạch trĩ bị dãn, viêm, phù nề quá mức do ứ máu lâu ngày. Một trong những dấu hiệu sớm nhất của bệnh trĩ chính là sa búi trĩ, sau đó sẽ kéo theo đau rát, ngứa ngáy và chảy máu do trong quá trình vận động, làm việc. Các cấp độ sa tùy theo mức độ sa nhiều hay ít. Ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể chưa thấy khó chịu, trĩ nặng, búi trĩ lòi hẳn ra ngoài sẽ khiến người bệnh khó chịu, đau đớn mỗi khi đi vệ sinh.
Sa búi trĩ kéo theo các tình trạng chảy máu, đau rát. Chảy máu ban đầu có thể thấy vệt máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu. Về sau khi rặn nhiều thì máu chảy thành giọt hay thành tia. Nặng hơn là khi ngồi xổm cũng chảy máu, ngứa hoặc kích thích ở vùng hậu môn do dịch nhầy từ sự bài tiết của niêm mạc ống hậu môn.
Hiện nay để điều trị tình trạng sa búi trĩ, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để được chỉ định kết hợp nhiều biện pháp. Ngoài ra, bệnh nhân có thể áp dụng một số cách hỗ trợ điều trị tại nhà để giảm đau đớn như sau.
Ăn nhiều thực phẩm có chất xơ
Các bác sĩ tại Khoa Tiêu hóa và Gan mật tại Đại học Bắc Carolina, Chapel Hill khuyên bệnh nhân nên ăn các thực phẩm giàu chất xơ để giảm trĩ. Bạn có thể ăn các loại trái cây và rau quả, gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt. Chất xơ cũng tốt cho hệ vi sinh vật đường ruột của bạn.
Uống đủ nước
Uống đủ nước có thể ngăn ngừa táo bón. Tránh việc đi đại tiện phải rặn gây đau đớn, chảy máu vì tổn thương búi trĩ.
Tránh ngồi nhiều
Theo nghiên cứu của chuyên khoa Y, Đại học Harvard, nếu làm công việc bàn giấy, bạn nên tranh thủ đi bộ khoảng năm phút trong một giờ để giảm áp lực lên trực tràng khiến bệnh trĩ tệ hơn. Bạn cũng tránh đạp xe, tập động tác squats để gây áp lực lên vùng mông. Thay vào đó, bạn hãy thử đi bộ nhanh trong 20 đến 30 phút để cải thiện chức năng ruột.
Ngâm mình nước ấm
Liệu pháp ngâm mình trong nước ấm được Viện Tiểu đường và Bệnh tiêu hóa và Thận, Mỹ khuyên dùng để điều trị bệnh trĩ. Khi ngâm mình nước ấm bạn nên ngồi xuống nhẹ nhàng, nâng đầu gối lên để không bị đau. Có thể pha thêm chút muối vào nước ấm.
Chườm đá lạnh
Khi búi trĩ sưng và quá đau, bạn có thể dùng đá lạnh để chườm trong khoảng 20 phút. Sau đó nằm nghiêng để nghỉ ngơi khoảng 10 phút và chườm thêm 10 phút nữa. Chườm đá sẽ giúp cơm đau giảm nhanh.
Giữ vệ sinh sạch sẽ
Bạn nên tắm hàng ngày, làm sạch nhẹ nhàng vùng mông, tránh dùng vòi hoa sen hoặc vòi xịt mạnh dễ làm chảy máu, tổn thương búi trĩ. Các bác sĩ tại Viện Tiểu đường và Bệnh tiêu hóa và Thận, Mỹ cũng khuyên bạn không nên dùng sữa tắm, dung dịch vệ sinh có độ PH trên 5.5, nước hoa có cồn, giấy vệ sinh có mùi thơm sẽ làm vùng da nhạy cảm khô rát và kích ứng.
Cần điều trị trĩ ngay khi có dấu hiệu
Ngay khi xuất hiện các dấu hiệu như chảy máu khi đi ngoài, cảm thấy đau rát vùng hậu môn tức là bạn đang gặp tình trạng trĩ cấp. Bệnh trĩ nếu không phát hiện và xử lý sớm sẽ nhanh chóng tiến triển sang mức độ nặng hơn. Bạn nên đến gặp bác sĩ để xin tư vấn cụ thể.
Hiện nay trên thị trường cũng có nhiều sản phẩm từ thảo dược điều trị bệnh trĩ. Trong số đó, sản phẩm Tottri của Traphaco có tác dụng điều trị bệnh, có chứa các loại thảo dược như: Thăng ma, sài hồ, đương quy, cam thảo, bạch truật, liên nhục, ý dĩ...
Nhóm chuyên gia Bộ môn Dược lực, Đại học Dược Hà Nội đã nghiên cứu tác dụng của Tottri và cho kết quả, sản phẩm giúp giảm viêm, giảm phù nề, xung huyết và giảm kích thước búi trĩ. Chuyên gia của công ty Traphaco gợi ý liệu trình điều trị với sản phẩm Tottri như sau: 2 gói hoàn cứng mỗi lần uống, uống 3 lần mỗi ngày trước bữa ăn. Người bệnh uống trong vòng 10 ngày để có hiệu quả.
Nguyễn Lê