Đi ngoài ra máu tươi là một trong những triệu chứng báo hiệu bệnh trĩ. Khi bệnh chưa quá nặng, máu chảy không nhiều, về sau máu sẽ chảy nhỏ thành từng giọt và còn có thể bắn thành tia. Bệnh nặng nhất khi bệnh nhân đứng hay ngồi xổm, đi lại cũng bị chảy máu kèm theo đau rát hậu môn hay sa búi trĩ. Chảy máu và đau đớn sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống, dẫn đến thiếu máu do mất máu mạn tính qua búi trĩ.
Để cầm máu, bạn có thể chườm đá. Bọc đá lạnh vào khăn sạch và chườm lên hậu môn giúp các tế bào ở lớp niêm mạc bị tổn thương co lại nhanh chóng, hạn chế chảy máu. Bạn có thể chườm đá 10 phút sau đó nghỉ ngơi và lặp lại hai, ba lần.
Sau khi chườm đá để cầm máu, người bệnh có thể ngâm mình trong nước muối ấm để thư giãn, sát trùng và thu nhỏ tĩnh mạch ở hậu môn hiệu quả. Bạn nên ngâm mình tối đa từ 10 – 15 phút. Sau đó, dùng băng sạch vệ sinh vùng tổn thương.
Nếu không thể chườm đá hoặc ngâm nước ấm, bạn có thể sử dụng bông gòn hoặc giấy mềm thấm máu. Người mắc bệnh trĩ mãn tính nên chuẩn bị sẵn những vật dụng y tế cá nhân mang theo bên mình để phòng trong trường hợp máu chảy bất ngờ. Bạn cũng hạn chế dùng giấy ướt có cồn, giấy vệ sinh có mùi thơm hoặc chất tạo màu để tránh vùng da nhạy cảm bị kích ứng.
Ngoài các cách cầm máu trên, người bị bệnh trĩ nên chú ý đến chế độ ăn uống và luyện tập để bệnh không nặng thêm.
Người bệnh nên bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống. Ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, trái cây để kích thích nhu động ruột, giúp phân mềm, quá trình đi đại tiện diễn ra dễ dàng hơn. Để tránh táo bón, người bệnh nên uống đủ nước theo nhu cầu (từ 1,5 - 2,5 lít nước mỗi ngày).
Bên cạnh đó, bạn cũng nên luyện tập nhẹ nhàng để ruột làm việc hiệu hơn, giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ và ngừa táo bón. Nên tránh các bài tập tác động mạnh lên hậu môn như đạp xe, nâng tạ bằng chân... thay bằng bài tập đi bộ, thể dục nhịp điệu nhẹ nhàng.
Bạn cũng cần tránh nâng vật nặng tạo áp lực lên vùng xương chậu và vùng hậu môn trực tràng. Khi bê vác nặng, xương chậu chịu áp lực sẽ kích thích búi trĩ, khiến các mạch máu căng tức, chảy máu.
Cách cầm máu và hạn chế chảy máu chỉ là giải pháp tạm thời và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Khi bệnh mới chớm hoặc tình trạng chảy máu xuất hiện liên tục bạn nên đến những cơ sở y tế uy tín để bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn cách khắc phục tình trạng bệnh sớm nhất. Bạn cũng có thể sử dụng một số sản phẩm điều trị bệnh uy tín có nguồn gốc từ tự nhiên.
Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm điều trị trĩ có nguồn gốc tự nhiên. Trong đó, sản phẩm Tottri của Traphaco có tác dụng cầm máu, giảm đau, chống viêm trong các trường hợp trĩ cấp. Nhóm chuyên gia Bộ môn Dược lực, Đại học Dược Hà Nội đã nghiên cứu tác dụng cầm máu của Tottri và kết luận sản phẩm có tác dụng cầm máu và giảm thời gian chảy máu.
Chuyên gia từ Traphaco cho biết Tottri giúp điều trị bệnh trĩ lành tính, không gây độc trên gan, thận, ngừa tái phát hiệu quả và được hử nghiệm tính an toàn với liều nhắc lại 28 ngày.
Nguyễn Lê
Thuốc Tottri hoàn cứng được Bộ Y tế cấp giấy phép quảng cáo 0729/2018/XNQC/QLD ngày 5/9/2018.
Kiểm tra cấp độ trĩ miễn phí tại đây.
Fanpage: Tottri Điều trị hiệu quả trĩ cấp
Tổng đài Traphaco miễn cước: 1800.6612
Xem thêm thông tin sản phẩm tại đây.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dụng.
Sản phẩm của Công ty Cổ phần Traphaco