Gia đình chị Nam Anh (Bình Dương) từng có người thân mắc Covid-19. Lúc đó, chị chưa có sự chuẩn bị nên cả nhà cuống cuồng tìm hiểu các loại thuốc điều trị. Có lần còn đặt mua nhầm thuốc trị Covid-19 có kháng sinh, kháng viêm. "May mắn, tôi gọi điện nhờ bác sĩ tư vấn trước khi dùng nên không uống sai thuốc. Rút kinh nghiệm, tôi chuẩn bị sẵn một số loại thuốc giúp giảm triệu chứng nếu có người thân là F0", chị Nam Anh nói.
Nửa tháng gần đây, số ca nhiễm Covid-19 tăng nhanh khiến chị Bùi Thủy (Hà Nội) thấp thỏm không yên. Chị có hai con đang học tiểu học, mẹ chồng tuổi cao lại mắc một số bệnh nền. Chị Thủy chia sẻ, dù đã dặn dò cả nhà hạn chế tiếp xúc, tuân thủ 5K khi ra ngoài nhưng chị vẫn lo lắng. Trong bối cảnh dịch bệnh, nhà chị luôn có sẵn một số thuốc không kê đơn như thuốc ho, hạ sốt, vitamin, chống dị ứng...
Theo bác sĩ Dương Minh Ngọc (Khoa Hô hấp, Bệnh viện Chợ Rẫy; Bộ môn Nội, Đại học Y dược TP HCM), hiện nay, hầu hết người lớn và trẻ từ 12 tuổi trở lên đã được tiêm 3 mũi vaccine Covid-19. Do đó, nếu có mắc Covid-19 thì triệu chứng cũng nhẹ và giống như biểu hiện của cảm lạnh hoặc cúm như sốt, ớn lạnh, ho, mệt mỏi, đau nhức cơ thể, đau đầu, viêm họng, nghẹt mũi, tiêu chảy...
Bác sĩ Minh Ngọc chia sẻ thêm, chuẩn bị sẵn trong tủ thuốc gia đình một số loại thuốc không kê đơn dưới đây có thể hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng này.
Thuốc giảm đau, hạ sốt: gia đình nên chuẩn bị sẵn thuốc có thành phần paracetamol giúp giảm đau, hạ sốt. Hiện nay, thuốc được bào chế thành nhiều dạng với liều lượng phù hợp cho các lứa tuổi như dạng viên uống, bột sủi, thuốc đặt hậu môn cho trẻ em... Sốt là phản ứng thông thường của cơ thể khi có tình trạng viêm nhiễm. Nếu sốt dưới 38 độ thì chưa cần thiết phải dùng thuốc hạ sốt. Khi sốt từ 38,5 độ trở lên, người lớn, trẻ em dùng thuốc hạ sốt với liều 10-15 mg paracetamol/kg/lần và lặp lại mỗi 4-6 tiếng.
Siro ho, thuốc long đờm hoặc viên ngậm ho: ho là biểu hiện thường gặp của người nhiễm Covid-19. Người bệnh có thể giảm cơn ho, đau họng bằng cách sử dụng các loại siro ho, thuốc long đờm hoặc viên kẹo ngậm ho từ thảo dược. Người lớn có thể uống trà thảo mộc, trà gừng mật ong, trà gừng với chanh...
Thuốc xịt mũi, nước muối sinh lý: các loại thuốc xịt mũi cho người lớn và trẻ em, cùng dung dịch nước muối sinh lý giúp vệ sinh mũi thường xuyên, giảm triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi. Một ngày có thể súc họng bằng nước muối sinh lý 2-3 lần.
Một số vitamin, khoáng chất: bổ sung vitamin C, vitamin tổng hợp, kẽm, sắt... nhất là đối với trẻ em hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, ăn ngon miệng và ngủ sâu giấc hơn.
Các thuốc trị bệnh mạn tính: nếu gia đình có người đang điều trị các bệnh mạn tính như huyết áp, mỡ máu cao, hen suyễn, xương khớp... thì cũng cần có các loại thuốc theo đơn của bác sĩ dùng trong thời gian ít nhất 14 ngày.
Thuốc trị tiêu chảy, bù nước và điện giải oresol: người nhiễm Covid-19 đôi khi sẽ xuất hiện triệu chứng tiêu chảy nên có một số loại thuốc trị tiêu chảy thường dùng. Thuốc bù nước, bù điện giải giúp cơ thể giảm mất nước do sốt cao, tiêu chảy... có thể pha uống thay nước lọc hằng ngày.
Thuốc chống dị ứng: Fexofenadine cũng là một thành phần có trong toa thuốc điều trị Covid-19 nếu bệnh nhân có nhiều triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi nên chuẩn bị thuốc có thành phần fexofenadine tại nhà.
Ngoài Covid-19, thay đổi thời tiết, ô nhiễm môi trường... cũng khiến nhiều người gặp các nhiều vấn đề sức khỏe khác. Bổ sung vào tủ thuốc gia đình thuốc chống dị ứng có thành phần kháng histamine như fexofenadine có thể giảm triệu chứng ho, ngứa cổ, nghẹt mũi, chảy nước mũi, mề đay, mẩn ngứa... do dị ứng (thời tiết, khói bụi, hoặc phấn hoa...).
"Các loại thuốc không kê đơn trên không có tác dụng điều trị, diệt trừ virus nhưng có thể làm giảm các triệu chứng. Do đó, gia đình chỉ sử dụng khi cần thiết và đúng liều lượng, không được lạm dụng sẽ gây phản ứng ngược. Không tự ý dùng các loại thuốc kháng viêm, kháng sinh, thuốc kháng virus, thuốc đặc trị Covid-19... nếu chưa có sự hướng dẫn hay chỉ định của bác sĩ", bác sĩ Minh Ngọc nói.
Kim Uyên
Telfor là thuốc điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng (hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi, họng...) của Dược Hậu Giang được sản xuất trên dây chuyền đạt chuẩn Japan-GMP. Thuốc có thành phần fexofenadine thuộc nhóm kháng histamine thế hệ thứ 2. Theo đại diện Dược Hậu Giang, Telfor có thể sử dụng cho người lớn và trẻ em (trên 12 tuổi) vì có ít tác dụng phụ và dùng liều thấp hơn so với các thuốc thế hệ đầu tiên, không gây buồn ngủ nên vẫn giữ được sự tập trung trong ngày dài.
Giấy phép quảng cáo thuốc Telfor 60, 120, 180 số 277e/2021/XNQC/QLD do Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế cấp ngày 29/11/2021. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.