![]() |
Trụ sở Công ty Lloyd’s vắng tanh. |
Theo họ, các tập đoàn bảo hiểm phải đền bù các khoản như: hai tòa tháp cao hơn 400 m bị sụp đổ, thiệt hại đối với khu vực ở xung quanh Trung tâm Thương mại Thế giới. Hiện nay, nhiều tòa nhà có thể bị sập bất cứ lúc nào do ảnh hưởng các chấn động. Các công ty bảo hiểm còn phải đền bù thiệt hại về trang trí nội thất, trang thiết bị, máy móc trong các văn phòng... Trong số những tập đoàn bảo hiểm và tái bảo hiểm không may này có Lloyd’s (Anh), Munich Reinsurance Company (Đức), Berkshire Hathaway và Swiss Re (Thụy Sĩ).
Những ảnh hưởng dây chuyền đầu tiên đã xuất hiện. Ngày 12/9, giá cổ phiếu của Swiss Re giảm 13%, Baloise Insurance Group và Swiss Life giảm 11,1% và 7,8%. Rainer Kupper, phát ngôn viên của tập đoàn bảo hiểm Munich Re, cho biết tập đoàn có thể chỉ chấp nhận mức đền bù trong một chừng mực nhất định.
Tại Mỹ, những "đại gia" trong ngành bảo hiểm như American International Group, Travellers Property và Casualty Company cũng chịu chung số phận. Chubb Corporation dự đoán mức đền bù thiệt hại của họ có thể lên đến 100-200 triệu USD. Michael Paisan, tập đoàn bảo hiểm Williams Capital Group, nói: “Đây không chỉ là thảm họa của nước Mỹ mà còn là thảm họa lớn nhất trong lịch sử bảo hiểm thế giới. Nhiều tập đoàn bảo hiểm có thể không gánh vác nổi những khoản bồi thường khổng lồ”.
Tuy nhiên, vấn đề các chuyên gia bảo hiểm lo ngại là đền bù cho việc kinh doanh của những công ty, tập đoàn bị gián đoạn và nhân viên làm việc trong tòa nhà 110 tầng này. Tập đoàn Larry A. Silverstein thuê Trung tâm Thương mại Thế giới khoảng 1,2 tỷ USD/năm. Ngoài ra, ngành bảo hiểm có trách nhiệm đền bù thiệt hại khi hàng loạt trung tâm tài chính đóng cửa. Ngày 13/9, các công ty hàng không có máy bay bị không tặc tấn công đã lập thủ tục đòi đền bù thiệt hại.
(Theo BBC, Reuters)