Khi phở truyền bá ra các địa phương khác thì mùi vị cũng như nguyên liệu chế biến món phở này cũng không còn chính gốc nữa. Rồi món phở "di cư" ra nước ngoài, mùi vị của nó cũng khác hẳn với nó khi còn ở Việt Nam.
Sở dĩ xảy ra khác biệt mùi vị là vì khẩu vị của người ở nơi khác nhau thì khác nhau. Cà phê cũng không ngoại lệ. Cái cây này có gốc tích từ Nam Mỹ. Theo chân người Pháp, nó được truyền vào Việt Nam. Trên thế giới có hàng chục giống cà phê khác nhau nhưng có vẻ chỉ có một giống duy nhất thích hợp với thổ nhưỡng, khí hậu của Việt Nam, ta thường gọi là cà phê vối.
Cà phê của chúng ta cũng được xuất khẩu ra nước ngoài nhưng đa số họ không trực tiếp dùng cà phê bằng cách pha phin như ở ta. Họ chiết xuất cafein từ cà phê ra rồi tạo thành cà phê hòa tan với đủ thứ gia vị trong đó. Tây cũng phải trộn gia vị vào thì ta tại sao không thể?
Một vài người thích uống cà phê nguyên chất có màu sắc như nước trà, đó là gu của họ. Còn chúng tôi thích uống loại cà phê pha chế từ xưa tới nay là gu của chúng tôi. Người nào thích thưởng thức cà phê như nào là quyền của họ, chả có người nào giống với người nào. Cảm xúc mà giống nhau thì hóa ra ta là robot cả sao?
Cùng nghe một bản giao hưởng nhưng không có người nào có cảm xúc giống nhau đâu vì cuộc đời của mỗi người mỗi khác nhau, kỷ niệm khác nhau. Người ta vỗ tay để khen ngợi những người đã tạo ra thứ âm thanh gợi lại những cảm xúc từ lâu đã chìm vào quên lãng của họ chứ không phải thiên hạ vỗ tay mình cũng vỗ tay cho nó lịch sự.
Thấy người ta uống cà phê khác với mình mà bị tụt cảm xúc? Bạn uống cà phê cho mình chứ có uống thay ai đâu mà tụt ? Cảm xúc là của bạn, chỉ mình bạn hiểu chứ ai hiểu được?
Xem nhiều trong ngày:
> Mã Pì Lèng 'đừng đi theo vết xe đổ Đà Lạt'
> Cưới lúc thất nghiệp, giờ thu nhập 300 triệu đồng
> Tôi mất hết tài sản sau khi trúng số 250 triệu đồng
> 4 phương án dùng Công Phượng đánh bại Malaysia
Cho dù thế giới có uống cà phê kiểu gì thì tôi cũng vẫn uống cà phê theo cách mà tôi thích. Uống cà phê thôi mà cũng phải theo đám đông là sao? Người ta uống thế nào ta phải uống giống như thế mới gọi là biết uống? Mới gọi là hòa nhập với thế giới? Bạn có lẽ đã không hiểu hai chữ "hòa nhập". Hòa nhập không phải là người ta làm cái gì thì mình phải làm giống y như thế. Cái đấy gọi là bắt chước một cách vô thức. Hòa nhập là người ta cố tránh những thiệt hại nào đó với bản thân và xã hội, và bạn có quyền thể hiện cái sự cố tránh ấy theo cách riêng của bạn, miễn làm sao mục đích giống nhau thì thôi.
Cũng là cà phê Việt nhưng người Việt có cách uống khác với người nước ngoài. Sự khác biệt ấy hoàn toàn không có ảnh hưởng gì đến giá trị của cà phê Việt cả. Người ta có cách uống khác thì họ sẽ yêu cầu người làm cà phê chế biến theo ý họ rồi mới xuất khẩu. Ta có cách uống khác thì yêu cầu người làm cà phê chế biến theo cách của ta. Có ảnh hưởng gì đâu?
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.