Không giống như lạc đường, cá voi non dường như tương tác với cá heo mũi chai cái như giữa hai mẹ con, hé lộ nó được nhận nuôi. Tuy nhiên, tương tác khác loài này từng có tiền lệ.
Theo nhà nghiên cứu Jochen Zaeschmar ở Far Out Ocean Research Collective, cá heo mũi chai thường nhận nuôi con non của loài khác. Có vài ghi chép về các loài được nhận nuôi. Dù vậy, con non nhận nuôi thường đến từ loài có kích thước tương đương hoặc nhỏ hơn cá heo mũi chai. Có ít nhất một trường hợp nhận nuôi cá voi hoa tiêu non ở eo biển Gibraltar.
Zaeschmar cho biết việc nhận nuôi con non không hẳn mang tính vị tha. Cá heo mũi chai thường đánh cắp con non, dù nhiều khả năng đó có thể là kết quả từ bản năng làm mẹ. Trong một chia sẻ trên Facebook, tổ chức của Zaeschmar thông báo cá heo mẹ bơi giữa một nhóm cá voi sát thủ và cá voi hoa tiêu. Đó có thể là nơi nó thu nhận con non.
Hành vi nuôi con lẫn lộn không hiếm gặp ở vùng biển ngoài khơi New Zealand, vì vậy, có thể cá voi non sẽ được bố mẹ đẻ hoặc cá thể cùng loài đón đi trong những tháng tới. Hành vi nhận nuôi kiểu này chỉ kéo dài vài tháng. Do cá voi hoa tiêu rất lớn so với cá heo non, cuối cùng nó sẽ cần nhiều sữa hơn lượng sữa cá heo mũi chai mẹ có thể cung cấp.
"Cả hai con vật nhiều khả năng gặp gỡ những con cá voi hoa tiêu lần nữa và có thể cá voi non sẽ đoàn tụ với mẹ ruột hoặc loài của nó", Zaeschmar nhận định. "Cá voi hoa tiêu nuôi con tập thể, có nghĩa ngay cả những con cái không sinh đẻ cũng có sữa".
Dù đây có thể là nhầm lẫn tình cờ. cá voi hoa tiêu và cá heo mũi chai chung sống rất hòa thuận. Vì cá voi non có thể trở về với loài của nó, tổ chức Far Out Ocean Research Collective không cần theo dõi tình huống. Họ hy vọng có thể trông thấy hai con vật lần nữa, nhưng do cá heo mũi chai bơi ra ngoài khơi xa hơn vào mùa đông, chúng có thể không xuất hiện cho tới mùa xuân năm sau.
An Khang (Theo IFL Science)