Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Hoàng Tiến Trọng Nghĩa, Trưởng khoa Nội Thần kinh, Bệnh viện Quân Y 175.
Định nghĩa
- Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa là "hội chứng gây ra bởi căng thẳng mạn tính không kiểm soát được ở nơi làm việc".
- Cụ thể, đây là một phản ứng của cơ thể đối với căng thẳng công việc kéo dài hoặc mạn tính.
- Đặc trưng bởi ba khía cạnh chính là kiệt sức, hoài nghi (ít gắn bó với công việc) và cảm giác giảm sút khả năng chuyên môn.
- Nói một cách đơn giản, nếu bạn cảm thấy kiệt sức, bắt đầu ghét công việc của mình và thấy kém năng lực hơn trong công việc thì chứng tỏ đang có dấu hiệu kiệt sức.
Yếu tố nguy cơ
Theo báo cáo của Gallup năm 2018, 5 yếu tố công việc có thể góp phần khiến nhân viên kiệt sức, gồm:
- Áp lực thời gian vô lý.
- Thiếu sự giao tiếp và hỗ trợ từ quản lý.
- Thiếu sự rõ ràng về vai trò.
- Khối lượng công việc không thể quản lý được.
- Bị đối xử không công bằng.
Triệu chứng
Các triệu chứng kiệt sức có thể ảnh hưởng cả về thể chất lẫn tinh thần.
- Với thể chất, khi bị kiệt sức, cơ thể thường sẽ có những dấu hiệu nhất định:
+ Các vấn đề về dạ dày và ruột.
+ Huyết áp cao.
+ Chức năng miễn dịch kém (bị bệnh thường xuyên hơn).
+ Đau đầu tái phát và vấn đề về giấc ngủ.
- Sự kiệt sức cũng tác động về mặt tinh thần và cảm xúc:
+ Ảnh hưởng đến vấn đề tập trung.
+ Khiến tâm trạng chán nản.
+ Cảm thấy vô dụng.
+ Mất hứng thú hoặc niềm vui.
+ Thậm chí có ý định tự tử.
Ảnh hưởng nếu không được điều trị
Nếu không được điều trị, các triệu chứng kiệt sức có thể dẫn đến:
- Xa lánh các hoạt động liên quan đến công việc vì cảm thấy ngày càng căng thẳng, hoài nghi điều kiện làm việc và những người làm việc cùng.
- Cũng có thể xa cách về mặt cảm xúc và bắt đầu cảm thấy công việc tê liệt.
- Theo thời gian, có thể khiến bạn cảm thấy kiệt sức về mặt cảm xúc và không thể đối phó.
- Sự kiệt sức ảnh hưởng cả đến công việc hằng ngày ở nơi làm việc hoặc ở nhà.
+ Những người kiệt sức cảm thấy tiêu cực, khó tập trung và thường thiếu sáng tạo.
+ Các yếu tố này nếu kết hợp cùng nhau dẫn đến hiệu suất công việc ngày càng giảm.
- Nếu kiệt sức, cần thực hiện một số thay đổi trong môi trường làm việc của mình.
+ Trò chuyện cùng quản lý.
+ Trong một số trường hợp, phải thay đổi vị trí hoặc công việc hiện tại.
- Để giảm một số tác động của công việc có mức độ căng thẳng cao:
+ Chăm sóc bản thân.
+ Ăn uống lành mạnh.
+ Tập thể dục.
+ Thực hiện thói quen ngủ khoa học.
+ Nghỉ ngơi theo lịch trình thường xuyên.
Nếu bạn đang bị kiệt sức và gặp khó khăn trong việc tìm lối thoát khỏi hội chứng này, hoặc nghi ngờ bản thân có thể mắc bệnh tâm thần như trầm cảm, hãy tìm cách điều trị chuyên nghiệp. Tuy nhiên, cần hiểu rõ kiệt sức không phải trầm cảm, cách chẩn đoán, điều trị cũng khác hoàn toàn dù chúng có những triệu chứng giống nhau. Do đó, nói chuyện với chuyên gia sức khỏe tâm thần có thể giúp bạn tìm ra được giải pháp hữu ích cho tình trạng của mình.
Mỹ Ý