Bối cảnh truyện ngắn Vợ chồng A Phủ nay thuộc xã Hồng Ngài, huyện Bắc Yên. Từ TP Sơn La về huyện Bắc Yên chừng 80 km, vượt qua con đèo Chẹn dài 20 km, dọc sông Đà để về trung tâm huyện Bắc Yên; hoặc theo một con đường khác đi từ phía Mường Cơi, Phù Yên. Dù chạy từ phía nào để đến với Hồng Ngài cũng đều vượt qua những dãy núi trùng điệp với cảnh sắc hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc.
Trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ, bản Hồng Ngài được miêu tả: "Hồng Ngài năm ấy ăn Tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió và rét dữ dội. Nhưng trong các làng Mèo Đỏ, những chiếc váy hoa đã đem phơi trên mỏm đá, xòe như con bướm sặc sỡ".

Đường Bắc Yên (Sơn La) nối cùng Trạm Tấu (Yên Bái). Ảnh: Yukata
Sơn La là tỉnh rộng nhất Bắc Bộ với 14.125 km2; được chia làm 12 đơn vị hành chính, gồm TP Sơn La và 11 huyện. Phía Bắc tỉnh này giáp Lai Châu, Yên Bái; phía Đông giáp Phú Thọ, Hoà Bình; phía Tây giáp Điện Biên; phía Nam giáp Thanh Hoá. Địa hình Sơn La chia thành những vùng đất có đặc trưng sinh thái khác nhau với hai cao nguyên lớn là Mộc Châu và Nà Sản.
Huyện Bắc Yên rộng hơn 1.085 km2 với nhiều dân tộc cùng sinh sống như Mông, Thái, Mường, Kinh, Dao, Khơ Mú, Tày; trong đó dân số đông nhất là người Mông.
Câu 2: Mị và A Phủ là người dân tộc nào?