Thông qua số phận Mị và A Phủ, nhà văn Tô Hoài dựng lại quãng đời đau khổ, tối tăm của người dân miền núi, phản ánh quá trình đến với cách mạng của họ.
Mị là cô gái xinh đẹp, có tài thổi sáo, được nhiều trai làng say mê. Sinh ra trong gia đình nghèo khó, cha mẹ lại có món nợ với nhà thống lý Pa Tra, Mị kiên quyết xin cha cho mình làm nương ngô trả nợ. Nhưng một đêm mùa xuân, A Sử lừa bắt Mị về trình ma để làm vợ.
Không chấp nhận kiếp con dâu gạt nợ, Mị định tự tử để tự giải thoát nhưng vì thương cha, cô đành vứt nắm lá ngón xuống đất và cam chịu cuộc sống địa ngục trần gian trong nhà thống lý. Cô bị bóc lột sức lao động đến xương tủy, bị hành hạ cả về thể xác và tinh thần. Lâu dần, Mị trở nên dửng dưng, cam chịu, vô cảm.
Mị đã bị nhà thống lý Pá Tra làm cho tàn lụi, héo hắt tưởng chừng như vô hồn, vô cảm nhưng thật ra, trong sâu thẳm, tâm hồn Mị không hoàn toàn giá lạnh. Khát vọng sống, khát vọng tự do trong cô vẫn âm ỉ như một hòn than hồng bị tro bụi phủ đầy, chỉ cần một ngọn gió là bùng lên mạnh mẽ.

Nhà văn Tô Hoài (1920-2014). Ảnh: TTXVN
A Phủ là nhân vật chính thứ hai của truyện, được xây dựng với một bút pháp nghệ thuật có nhiều phần giống Mị. Anh kiên cường, khỏe mạnh, không sợ đối mặt với bọn con quan, dám trừng trị khi chúng quấy phá cuộc vui xuân của đám bạn mình. A Phủ đã nắm lấy cái vòng cổ bạc có tua chỉ xanh của A Sử để kéo đập đầu nó xuống, xé áo nó ra mà đánh. Anh bị bắt, bị phạt vạ.
Đoạn cuối, hai người cùng đưa nhau đến Phiềng Sa, gặp cách mạng và dần trở thành những con người mới. Mị, A Phủ trở thành những điển hình tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại.
Câu 3: Bài thơ nào dưới đây cũng nhắc đến nhiều địa danh thuộc tỉnh Sơn La?