Từ ngày 25/8, triển lãm "Trung thu xưa" được tổ chức tại một toà nhà trên đường Bạch Đằng, thu hút nhiều khách tham quan.
Điểm nổi bật nhất trong triển lãm là nhiều loại lồng đèn đủ kích cỡ, hình dáng được trưng bày trong không gian mang nét hoài cổ. Các lồng đèn do chị Nguyễn Thị Kim Thuỷ, 32 tuổi, chế tác.
Xuất thân từ nghề kiến trúc nội thất, lại yêu thích văn hóa truyền thống nên hai năm qua, chị ấp ủ ý tưởng phỏng dựng lại những chiếc lồng đèn Trung thu theo mẫu cổ.
"Các loại lồng đèn cổ truyền ngày càng hiếm nên tôi muốn triển lãm để lưu giữ nét văn hóa đang dần mai một, giúp mọi người hiểu hơn về Tết Trung thu của người Việt xưa", chị Thuỷ nói.
Từ ngày 25/8, triển lãm "Trung thu xưa" được tổ chức tại một toà nhà trên đường Bạch Đằng, thu hút nhiều khách tham quan.
Điểm nổi bật nhất trong triển lãm là nhiều loại lồng đèn đủ kích cỡ, hình dáng được trưng bày trong không gian mang nét hoài cổ. Các lồng đèn do chị Nguyễn Thị Kim Thuỷ, 32 tuổi, chế tác.
Xuất thân từ nghề kiến trúc nội thất, lại yêu thích văn hóa truyền thống nên hai năm qua, chị ấp ủ ý tưởng phỏng dựng lại những chiếc lồng đèn Trung thu theo mẫu cổ.
"Các loại lồng đèn cổ truyền ngày càng hiếm nên tôi muốn triển lãm để lưu giữ nét văn hóa đang dần mai một, giúp mọi người hiểu hơn về Tết Trung thu của người Việt xưa", chị Thuỷ nói.
Tâm điểm của triển lãm là lồng đèn con rồng mang tên Đại Long, có chiều dài hơn 10 m, giá bán gần 40 triệu đồng. Sản phẩm lấy ý tưởng từ bức hình chụp cảnh rước lồng đèn rồng ở một lễ hội gần 100 năm trước.
Vì không còn nhiều tài liệu về lồng đèn xưa nên chị Thuỷ chỉ có thể phỏng dựng lại sao cho giống nhất thay vì phục chế nguyên bản.
"Lần đầu tôi thấy chiếc lồng đèn có kích thước lớn, sinh động và đẹp mắt như vậy. Qua triển lãm tôi mới biết Tết Trung thu của ông cha ta cũng có nhiều kiểu lồng đèn đẹp", Lê Thị Ngọc Tuyền, 26 tuổi, khách tham quan đến từ quận 7 nói.
Tâm điểm của triển lãm là lồng đèn con rồng mang tên Đại Long, có chiều dài hơn 10 m, giá bán gần 40 triệu đồng. Sản phẩm lấy ý tưởng từ bức hình chụp cảnh rước lồng đèn rồng ở một lễ hội gần 100 năm trước.
Vì không còn nhiều tài liệu về lồng đèn xưa nên chị Thuỷ chỉ có thể phỏng dựng lại sao cho giống nhất thay vì phục chế nguyên bản.
"Lần đầu tôi thấy chiếc lồng đèn có kích thước lớn, sinh động và đẹp mắt như vậy. Qua triển lãm tôi mới biết Tết Trung thu của ông cha ta cũng có nhiều kiểu lồng đèn đẹp", Lê Thị Ngọc Tuyền, 26 tuổi, khách tham quan đến từ quận 7 nói.
Phần đầu của lồng đèn Đại Long nặng 7 kg, được thực hiện kỳ công nhất, mất hơn 20 ngày và gần chục thợ làm liên tục. Bộ khung được làm bằng cây trúc vì mềm, dẻo dù giá thành nguyên liệu cao hơn tre.
Ưu điểm của lồng đèn làm bằng trúc là để được nhiều năm vẫn giữ được bộ khung dù mối nối có bung ra. Khung cố định với dây rút nhựa hoặc chỉ, giúp thợ giảm thiểu rủi ro so với làm bằng dây thép.
Phần đầu của lồng đèn Đại Long nặng 7 kg, được thực hiện kỳ công nhất, mất hơn 20 ngày và gần chục thợ làm liên tục. Bộ khung được làm bằng cây trúc vì mềm, dẻo dù giá thành nguyên liệu cao hơn tre.
Ưu điểm của lồng đèn làm bằng trúc là để được nhiều năm vẫn giữ được bộ khung dù mối nối có bung ra. Khung cố định với dây rút nhựa hoặc chỉ, giúp thợ giảm thiểu rủi ro so với làm bằng dây thép.
Phần thân và đuôi rồng uốn lượn mềm mại, có thể tuỳ chỉnh kiểu dáng, nặng gần 10 kg, làm trong nửa tháng. Đuôi vẽ tinh xảo, nhiều màu sắc trên lớp giấy kiếng. Vì bề mặt rồng cong, nhiều chi tiết phức tạp nên thợ mất thời gian dài dán kiếng, vẽ trang trí.
Sản phẩm hoàn thành một tháng trước, để mang đến triển lãm, phần thân và đầu rồng được tách riêng, vận chuyển bằng xe tải. Đây là lồng đèn có kích thước lớn nhất chị Thuỷ từng làm.
Phần thân và đuôi rồng uốn lượn mềm mại, có thể tuỳ chỉnh kiểu dáng, nặng gần 10 kg, làm trong nửa tháng. Đuôi vẽ tinh xảo, nhiều màu sắc trên lớp giấy kiếng. Vì bề mặt rồng cong, nhiều chi tiết phức tạp nên thợ mất thời gian dài dán kiếng, vẽ trang trí.
Sản phẩm hoàn thành một tháng trước, để mang đến triển lãm, phần thân và đầu rồng được tách riêng, vận chuyển bằng xe tải. Đây là lồng đèn có kích thước lớn nhất chị Thuỷ từng làm.
Cạnh đó là nhiều mẫu lồng đèn truyền thống khác như Ngư Long Kim Hoa, Lý Ngư Hoá Long, Cự Giải, Hồ Điệp... được trưng bày. Đây đều là những loại lồng đèn truyền thống làm thủ công, được phỏng dựng lại.
Cạnh đó là nhiều mẫu lồng đèn truyền thống khác như Ngư Long Kim Hoa, Lý Ngư Hoá Long, Cự Giải, Hồ Điệp... được trưng bày. Đây đều là những loại lồng đèn truyền thống làm thủ công, được phỏng dựng lại.
Chị Trịnh Khanh, 38 tuổi, ngắm nghía lồng đèn Lý Ngư Hoá Long (Cá chép hoá rồng), có giá gần 10 triệu đồng. "Hy vọng lồng đèn truyền thống vẫn được gìn giữ, bảo tồn", chị Khanh nói.
Chị Trịnh Khanh, 38 tuổi, ngắm nghía lồng đèn Lý Ngư Hoá Long (Cá chép hoá rồng), có giá gần 10 triệu đồng. "Hy vọng lồng đèn truyền thống vẫn được gìn giữ, bảo tồn", chị Khanh nói.
Lồng đèn hình cá chép mang tên Ngư Long Kim Hoa là loại khá phổ biến trong Tết Trung thu xưa.
Lồng đèn tiến sĩ giấy phỏng dựng quan triều Nguyễn, trung bình mất ba ngày để hoàn thiện.
Những chiếc lồng đèn Vọng nguyệt được trưng bày nhiều tại triển lãm, nguyên liệu bằng giấy.
Triển lãm tái hiện lại bàn thờ dịp Tết Trung thu, ở giữa là bức hình tư liệu để khách tham quan so sánh. Ngoài ra còn nhiều hình ảnh trung thu xưa được trưng bày.
Triển lãm tái hiện lại bàn thờ dịp Tết Trung thu, ở giữa là bức hình tư liệu để khách tham quan so sánh. Ngoài ra còn nhiều hình ảnh trung thu xưa được trưng bày.
Không gian triển lãm rộng khoảng 170 m2, mở cửa từ 16h đến 20h mỗi ngày. Hoạt động diễn ra tới 20/9, giá vé 50.000 đồng một người. Khách tham quan trong một tiếng theo từng nhóm 10 người kèm hướng dẫn viên.
Không gian triển lãm rộng khoảng 170 m2, mở cửa từ 16h đến 20h mỗi ngày. Hoạt động diễn ra tới 20/9, giá vé 50.000 đồng một người. Khách tham quan trong một tiếng theo từng nhóm 10 người kèm hướng dẫn viên.
Quỳnh Trần