Từ cuối tháng 7 đến nay, nhiều km bờ biển thuộc ba xã quanh khu du lịch Hải Tiến, huyện Hoằng Hóa xuất hiện hàng chục điểm sạt lở và ngày càng ăn sâu vào đất liền. Điểm xâm thực mạnh tại thôn Đại Trường, xã Hoằng Trường với chiều dài khoảng 1,6 km.
Hàng nghìn cây phi lao đường kính 10-40 cm được trồng ven biển bị các đợt sóng lớn cuốn bay gốc, nằm ngổn ngang.
Từ cuối tháng 7 đến nay, nhiều km bờ biển thuộc ba xã quanh khu du lịch Hải Tiến, huyện Hoằng Hóa xuất hiện hàng chục điểm sạt lở và ngày càng ăn sâu vào đất liền. Điểm xâm thực mạnh tại thôn Đại Trường, xã Hoằng Trường với chiều dài khoảng 1,6 km.
Hàng nghìn cây phi lao đường kính 10-40 cm được trồng ven biển bị các đợt sóng lớn cuốn bay gốc, nằm ngổn ngang.
Bờ biển Hải Tiến bị xâm thực mạnh. Video: Lê Hoàng
Tại nơi sạt lở, chính quyền căng dây, lắp biển cảnh báo người dân và du khách hạn chế đến gần, tránh nguy hiểm tính mạng. Theo Chủ tịch huyện Hoằng Hóa Lê Thanh Hải, toàn bộ bờ biển của huyện hiện có 3,6 km bị xâm thực mạnh (xã Hoằng Trường 1,6 km, hai xã Hoằng Phụ, Hoằng Thanh có khoảng 2 km).
"Sạt lở đang diễn biến rất nhanh và nguy hiểm, tác động đến 205 hộ dân với khoảng 630 nhân khẩu thuộc ba xã trên", ông Lê Thanh Hải cho hay.
Tại nơi sạt lở, chính quyền căng dây, lắp biển cảnh báo người dân và du khách hạn chế đến gần, tránh nguy hiểm tính mạng. Theo Chủ tịch huyện Hoằng Hóa Lê Thanh Hải, toàn bộ bờ biển của huyện hiện có 3,6 km bị xâm thực mạnh (xã Hoằng Trường 1,6 km, hai xã Hoằng Phụ, Hoằng Thanh có khoảng 2 km).
"Sạt lở đang diễn biến rất nhanh và nguy hiểm, tác động đến 205 hộ dân với khoảng 630 nhân khẩu thuộc ba xã trên", ông Lê Thanh Hải cho hay.
Điểm xâm thực sâu nhất tính từ bờ biển vào khoảng 30 m ở xã Hoằng Trường. Sau khi cuốn đi những rặng phi lao, sóng biển tiếp tục "ngoạm" vào con đường dân sinh chạy dọc bờ biển để lộ ra lớp đất đá nền đường.
Hàng loạt tảng bêtông kè sát con đường dạo ven biển ở xã này bị sóng đánh mất chân gây sạt trượt xuống mép nước, một số bị vùi lấp, cuốn trôi.
Điểm xâm thực sâu nhất tính từ bờ biển vào khoảng 30 m ở xã Hoằng Trường. Sau khi cuốn đi những rặng phi lao, sóng biển tiếp tục "ngoạm" vào con đường dân sinh chạy dọc bờ biển để lộ ra lớp đất đá nền đường.
Hàng loạt tảng bêtông kè sát con đường dạo ven biển ở xã này bị sóng đánh mất chân gây sạt trượt xuống mép nước, một số bị vùi lấp, cuốn trôi.
Cách vị trí sạt lở ở thôn Đại Trường khoảng 300 m về phía nam, một đoạn bờ kè bêtông cốt thép bị sóng đánh sập dài khoảng 50 m. Khu vực này tập trung nhiều bè mảng của người dân xã Hoằng Trường neo đậu, sửa chữa sau mỗi chuyến đi biển.
Cách vị trí sạt lở ở thôn Đại Trường khoảng 300 m về phía nam, một đoạn bờ kè bêtông cốt thép bị sóng đánh sập dài khoảng 50 m. Khu vực này tập trung nhiều bè mảng của người dân xã Hoằng Trường neo đậu, sửa chữa sau mỗi chuyến đi biển.
Căn nhà cấp bốn của người dân xã Hoằng Thanh, sát khu du lịch Hải Tiến về hướng nam, bị sóng đánh sập gần một nửa. Gian nhà phía giáp biển mất một phần mái và bức tường, để trơ ra những mảng gạch vữa bong tróc. Chủ ngôi nhà hiện đã di chuyển vào làng sinh sống.
Căn nhà cấp bốn của người dân xã Hoằng Thanh, sát khu du lịch Hải Tiến về hướng nam, bị sóng đánh sập gần một nửa. Gian nhà phía giáp biển mất một phần mái và bức tường, để trơ ra những mảng gạch vữa bong tróc. Chủ ngôi nhà hiện đã di chuyển vào làng sinh sống.
Bức tường của người dân xây bằng gạch đúc xi măng bị sóng đánh sập, không còn khả năng khắc phục. Vị trí này những năm trước du khách có thể tắm biển nhưng giờ không ai dám lại gần vì sợ các vụng xoáy sâu do sóng ngầm để lại.
Bức tường của người dân xây bằng gạch đúc xi măng bị sóng đánh sập, không còn khả năng khắc phục. Vị trí này những năm trước du khách có thể tắm biển nhưng giờ không ai dám lại gần vì sợ các vụng xoáy sâu do sóng ngầm để lại.
Trụ bêtông lớn trước đây là khu tường bao của trại giống thủy sản đặt tại xã Hoằng Phụ bị sóng phá hủy, cuốn ra sát mép biển.
Trụ bêtông lớn trước đây là khu tường bao của trại giống thủy sản đặt tại xã Hoằng Phụ bị sóng phá hủy, cuốn ra sát mép biển.
Sống ven bờ biển Hoằng Phụ, bà Vũ Thị Liên, 58 tuổi hàng ngày đi nhặt cành cây phi lao chết khô đem về làm chất đốt cho gia đình. Bà nói cây cối chắn gió, nhưng bị sóng biển "ngoạm" dần khiến người dân rất bất an mỗi khi mùa mưa bão đến.
Sống ven bờ biển Hoằng Phụ, bà Vũ Thị Liên, 58 tuổi hàng ngày đi nhặt cành cây phi lao chết khô đem về làm chất đốt cho gia đình. Bà nói cây cối chắn gió, nhưng bị sóng biển "ngoạm" dần khiến người dân rất bất an mỗi khi mùa mưa bão đến.
Nhóm du khách vui đùa, tắm biển ở xã Hoằng Trường dịp cuối tuần, ngay phía trên là điểm sạt lở. Chủ khu nghỉ dưỡng gần đây phải thuê nhân công ép cọc bê tông, dùng lưới và thiết bị đắp bờ cát cao hơn một mét nhằm ngăn các đợt thủy triều phá hủy tài sản.
Nhóm du khách vui đùa, tắm biển ở xã Hoằng Trường dịp cuối tuần, ngay phía trên là điểm sạt lở. Chủ khu nghỉ dưỡng gần đây phải thuê nhân công ép cọc bê tông, dùng lưới và thiết bị đắp bờ cát cao hơn một mét nhằm ngăn các đợt thủy triều phá hủy tài sản.
Huyện Hoằng Hóa có khoảng 12 km đường bờ biển, gần hai phần ba số đó đã được kè bêtông chắn sóng nhằm bảo vệ các khu dân cư và hạ tầng du lịch, phần còn lại thường xuyên xuất hiện sạt lở. Đầu năm 2023, khoảng 1,5 km bờ biển xã Hoằng Phụ từng sạt lở nặng khiến UBND tỉnh Thanh Hóa phải ban bố tình trạng khẩn cấp sau đó triển khai dự án đê biển hơn 155 tỷ đồng, đến nay công trình cơ bản hoàn thành.
Sau khi kiểm tra tình trạng sạt lở ở huyện Hoằng Hóa, ông Đỗ Trọng Hưng, Bí thư Tỉnh ủy, đã phê bình một số sở ngành và chính quyền địa phương chậm báo cáo và chưa chủ động đề xuất biện pháp khắc phục.
Ông Hưng chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự phải trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn UBND huyện Hoằng Hóa triển khai các phương án nhằm giảm thiểu thấp nhất tình trạng xâm thực. UBND tỉnh Thanh Hóa được yêu cầu sớm công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai, đồng thời xem xét cấp ngân sách dự phòng triển khai ngay công trình chống sạt lở nhằm bảo vệ cơ sở hạ tầng, đời sống và tính mạng của người dân.
Huyện Hoằng Hóa có khoảng 12 km đường bờ biển, gần hai phần ba số đó đã được kè bêtông chắn sóng nhằm bảo vệ các khu dân cư và hạ tầng du lịch, phần còn lại thường xuyên xuất hiện sạt lở. Đầu năm 2023, khoảng 1,5 km bờ biển xã Hoằng Phụ từng sạt lở nặng khiến UBND tỉnh Thanh Hóa phải ban bố tình trạng khẩn cấp sau đó triển khai dự án đê biển hơn 155 tỷ đồng, đến nay công trình cơ bản hoàn thành.
Sau khi kiểm tra tình trạng sạt lở ở huyện Hoằng Hóa, ông Đỗ Trọng Hưng, Bí thư Tỉnh ủy, đã phê bình một số sở ngành và chính quyền địa phương chậm báo cáo và chưa chủ động đề xuất biện pháp khắc phục.
Ông Hưng chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự phải trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn UBND huyện Hoằng Hóa triển khai các phương án nhằm giảm thiểu thấp nhất tình trạng xâm thực. UBND tỉnh Thanh Hóa được yêu cầu sớm công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai, đồng thời xem xét cấp ngân sách dự phòng triển khai ngay công trình chống sạt lở nhằm bảo vệ cơ sở hạ tầng, đời sống và tính mạng của người dân.
Lê Hoàng