Lê Hữu Trác từng trăn trở "Mình lao tâm, tiêu tứ về đường y học đã 30 năm nay mới viết được bộ Tâm lĩnh, không dám truyền thụ cho riêng ai, chỉ muốn đem ra công bố cho mọi người cùng biết. Nhưng việc thì nặng, sức lại mỏng, khó mà làm được".
Lê Hữu Trác đúc kết cả sự nghiệp của mình vào cuốn Y tông tâm lĩnh nhưng cho đến khi 61 tuổi, nó vẫn chỉ được dạy cho một số trò theo học chứ chưa được in ra. Vì thế, năm 1781, sức khỏe đã giảm, đường xá xa xôi, ông vẫn theo lệnh chúa Trịnh ra Thăng Long, một phần để chữa bệnh cho chúa, một phần hy vọng được in bộ sách.
Khi đến kinh thành, Lê Hữu Trác được lệnh chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Nhờ hiểu sâu y lý, ông được Trịnh Sâm khen, ban thưởng cho hai mươi suất lính hầu, bổng lộc ngang với chức quan Kiểm soát Bộ Hộ. Chúa yêu cầu ở trong phủ nhưng ông thường giả ốm không vào chầu, sau lại viện cớ tuổi già, mắt hoa, tai điếc để được trọ ở ngoài.
Ngự y trong phủ ghen tị với Lê Hữu Trác, không chịu sắc thuốc theo đơn của ông nên thế tử Trịnh Cán mãi không khỏi bệnh. Ông thừa biết điều đó, nhưng không hề thắc mắc vì muốn sớm được trở về quê, thoát khỏi vòng danh lợi. Lúc này, bộ sách Y tông tâm lĩnh vẫn chưa được in.
Sau khi Trịnh Sâm chết, Trịnh Cán lên thay nhưng ốm đau dai dẳng. Nhân có người tiến cử một lương y mới, Lê Hữu Trác liền lấy cớ người nhà ốm nặng để rời kinh. Ngày 2/11/1782, ông về đến Hương Sơn.
Năm 1791, Lê Hữu Trác mất, sách của ông vẫn chưa được in. Mãi đến năm 1866 (75 năm sau ngày mất), sách mới được in và truyền lại cho hậu thế.
Câu 6: Không được in Y tông tâm lĩnh khi lên kinh chữa bệnh cho chúa Trịnh nhưng thời gian đó đã giúp Lê Hữu Trác viết ra Thượng kinh ký sự. Điều này có đúng không?