Hàng chục nghìn người hôm nay tiếp tục xuống đường tại các thành phố và thị trấn khắp Myanmar để quân đội tiếp quản quyền lực, dù giới chức nước này cảnh báo người biểu tình có thể "thiệt mạng" nếu đối đầu với lực lượng an ninh. Trong ảnh là đoàn người biểu tình ở thành phố Mandalay lớn thứ hai Myanmar.
Hàng chục nghìn người hôm nay tiếp tục xuống đường tại các thành phố và thị trấn khắp Myanmar để quân đội tiếp quản quyền lực, dù giới chức nước này cảnh báo người biểu tình có thể "thiệt mạng" nếu đối đầu với lực lượng an ninh. Trong ảnh là đoàn người biểu tình ở thành phố Mandalay lớn thứ hai Myanmar.
Người biểu tình ngồi hô khẩu hiệu trên một tuyến phố ở Mandalay. Nhiều người đội mũ và kính bảo hộ để đối phó với hơi cay, đạn cao su của cảnh sát.
Nhóm Phong trào Bất tuân Dân sự kêu gọi tổng đình công và đóng cửa toàn bộ văn phòng lẫn cửa hàng ngày 22/2. Lãnh đạo phe biểu tình kêu gọi tất cả công dân Myanmar tham gia tuần hành và tạo thành "biển người ở mọi thành phố".
Người biểu tình ngồi hô khẩu hiệu trên một tuyến phố ở Mandalay. Nhiều người đội mũ và kính bảo hộ để đối phó với hơi cay, đạn cao su của cảnh sát.
Nhóm Phong trào Bất tuân Dân sự kêu gọi tổng đình công và đóng cửa toàn bộ văn phòng lẫn cửa hàng ngày 22/2. Lãnh đạo phe biểu tình kêu gọi tất cả công dân Myanmar tham gia tuần hành và tạo thành "biển người ở mọi thành phố".
Đoàn người biểu tình ở thành phố Yangon hôm 22/2.
"Có bằng chứng cho thấy người biểu tình kích động bạo loạn và tổ chức các nhóm vô chính phủ vào ngày 22/2. Những người biểu tình đang kích động dân chúng, đặc biệt là thanh thiếu niên dễ xúc động, tham gia đường lối đối đầu có thể khiến họ mất mạng", Hội đồng Hành chính Nhà nước Myanmar cho biết trong thông cáo tối 21/2.
Cảnh báo được đưa ra sau vụ đối đầu đẫm máu nhất từ khi quân đội Myanmar bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và các quan chức dân sự. Cảnh sát hôm 20/2 nổ súng vào người biểu tình tại Mandalay, khiến ít nhất hai người thiệt mạng và hơn 30 người bị thương.
Đoàn người biểu tình ở thành phố Yangon hôm 22/2.
"Có bằng chứng cho thấy người biểu tình kích động bạo loạn và tổ chức các nhóm vô chính phủ vào ngày 22/2. Những người biểu tình đang kích động dân chúng, đặc biệt là thanh thiếu niên dễ xúc động, tham gia đường lối đối đầu có thể khiến họ mất mạng", Hội đồng Hành chính Nhà nước Myanmar cho biết trong thông cáo tối 21/2.
Cảnh báo được đưa ra sau vụ đối đầu đẫm máu nhất từ khi quân đội Myanmar bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và các quan chức dân sự. Cảnh sát hôm 20/2 nổ súng vào người biểu tình tại Mandalay, khiến ít nhất hai người thiệt mạng và hơn 30 người bị thương.
Cảnh sát chống bạo động được triển khai ở Yangon để đối phó người biểu tình. Họ được trang bị xe ủi và phương tiện giải tán đám đông.
Cảnh sát chống bạo động được triển khai ở Yangon để đối phó người biểu tình. Họ được trang bị xe ủi và phương tiện giải tán đám đông.
Người dân thủ đô Naypyidaw xuống đường sáng 22/2, cầm theo quốc kỳ Myanmar và những biểu ngữ kêu gọi thả Cố vấn Suu Kyi.
Người dân thủ đô Naypyidaw xuống đường sáng 22/2, cầm theo quốc kỳ Myanmar và những biểu ngữ kêu gọi thả Cố vấn Suu Kyi.
Binh sĩ quân đội dàn hàng, chuẩn bị giải tán đám đông biểu tình ở Naypyidaw.
Ảnh: AFP