Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS.CK1 Lê Thị Thúy Hằng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM - Cơ sở 3.
- Khò khè.
- Khó thở.
- Nặng ngực.
- Ho tái diễn nhiều lần.
- Chủ yếu xảy ra vào thời điểm ban đêm và sáng sớm.
- Tùy mức độ kích thích các tiểu phế quản và cơ địa của người bệnh, cơn hen phế quản biểu hiện nặng nhẹ khác nhau.
Nguyên nhân
- Thường gặp nhất là các tác nhân dị ứng như:
- Dị nguyên đường hô hấp:
- Bụi nhà, phấn hoa, nấm mốc, lông động vật, khói thuốc lá, các con bọ sống trong chăn nệm...
- Bụi khói công nghiệp như bụi kim loại, khói xăng dầu, hơi sơn...
- Dị nguyên thực phẩm: các loại hải sản (tôm, cua, cá, sò... ), trứng, thịt gà, đậu phộng.
- Thuốc: aspirin, penicillin...
- Tác nhân nhiễm khuẩn: các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm amidan... gây ra cơn hen ở bệnh nhân có cơ địa dị ứng.
- Các tác nhân không dị ứng:
- Di truyền khi trong gia đình có người bị hen phế quản.
- Yếu tố tâm lý hay lo âu, căng thẳng hoặc có sang chấn tâm lý, rối loạn tình dục.
Chẩn đoán
- Các triệu chứng lâm sàng: người bệnh có triệu chứng của một cơn hen phế quản cấp.
- Khám lâm sàng:
- Bác sĩ căn cứ lý do vào viện của người bệnh cùng các triệu chứng khai thác được.
- Khám lâm sàng để chẩn đoán bệnh và loại trừ các bệnh lý có triệu chứng tương tự như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), viêm đường hô hấp...
- Đo chức năng hô hấp:
- Người bệnh sẽ được làm Hô hấp ký, đo lưu lượng đỉnh trước và sau khi sử dụng thuốc giãn phế quản.
- Nếu chức năng phổi cải thiện sau khi dùng thuốc giãn phế quản thì người bệnh có khả năng cao bị hen phế quản.
- Chẩn đoán hình ảnh: X-quang ngực hay CT Scan có thể cho những hình ảnh bất thường trong bệnh hen phế quản.
- Một số xét nghiệm khác như xét nghiệm Methacholin, xét nghiệm NO, xét nghiệm bạch cầu ưa acid trong đàm...
Điều trị
- Phối hợp giữa biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc có thể ngăn chặn cơn hen phế quản cấp.
- Y học hiện đại thường dùng các thuốc kiểm soát hen phế quản đường hít và uống thuộc nhóm Corticosteroid hay các nhóm thuốc khác.
- Y học cổ truyền tùy theo thể bệnh dùng các bài thuốc như Xạ can ma hoàng thang, Định suyễn thang, Tiểu thanh long thang, Tả bạch tán, Lục quân tử thang...
- Các phương pháp không dùng thuốc như cấy chỉ, cứu ấm, xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, luyện tập dưỡng sinh.
- Phương pháp điều trị được chọn tùy thuộc vào tuổi, triệu chứng, yếu tố khởi phát và các yếu tố kiểm soát bệnh.
- Người bệnh cần được theo dõi và tái khám để bác sĩ đánh giá mức độ kiểm soát hen, điều chỉnh phù hợp kế hoạch điều trị trong thời gian tiếp theo. Kiểm soát hen tốt giúp người bệnh giảm cơn hen phế quản cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống.
Phòng ngừa
- Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân dị ứng như bụi nhà, lông động vật, phấn hoa...
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.
- Dị ứng với loại thực phẩm nào thì cần tránh ăn uống loại thực phẩm đó.
- Phòng tránh nhiễm khuẩn đường hô hấp.
- Tránh lo âu, căng thẳng quá mức.
- Tập thể dục đều đặn, vừa phải.
- Ăn uống hợp lý, bổ sung trái cây và rau xanh.
Mỹ Ý