Nhiếp ảnh gia Karim Bouchetata ghi lại cảnh băng phủ trắng trên cát ở thị trấn nhỏ Aïn Séfra, bên sa mạc Sahara, thuộc tỉnh Naâma. Bộ ảnh được thực hiện vào ngày 13 và 17/1, khi nhiệt độ ở sa mạc xuống mức -3 độ C. Bouchetata ví khung cảnh như một bức tranh tạo hoá vẽ bằng băng giá lên những đụn cát. Theo một báo cáo của Global Citizen, sự thay đổi thời tiết ở sa mạc có thể bắt nguồn từ sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu. Người dân địa phương chăn gia súc dưới tiết trời lạnh giá. Đàn cừu kiếm ăn trên những đụn cát phủ băng trắng xoá. Tuyết rơi ở sa mạc là hiện tượng hiếm khi xảy ra nhưng đây không phải lần đầu. Năm 2016, nhiếp ảnh gia nghiệp dư Bouchetata từng gây xôn xao vì đã chụp lại trận tuyết rơi đầu tiên trên sa mạc nóng nhất thế giới sau 37 năm. Năm nay Bouchetata không bỏ lỡ khoảnh khắc hiếm có khi những đụn cát Sahara đổi màu. Aïn Séfra, còn được gọi là "Cổng vào sa mạc", cao hơn mực nước biển khoảng 1.000 mét và được bao quanh bởi dãy Atlas. Tháng 1 là một trong những tháng lạnh nhất ở thị trấn với nhiệt độ trung bình 14 độ C. Vào mùa hè, nhiệt độ trung bình là 38 độ C. Trận tuyết rơi đầu tiên ở thị trấn Aïn Séfra được ghi nhận vào năm 1979, tiếp theo là vào tháng 12/2016 và tháng 1/2018 khi một phần sa mạc Sahara bị bao phủ bởi lớp tuyết dày 40 cm. Bao phủ hầu hết Bắc Phi, sa mạc Sahara rộng 9,2 triệu km2 - tương đương nước Mỹ. Nó đã trải qua những biến đổi về nhiệt độ và độ ẩm trong hàng trăm nghìn năm qua. Các nhà khoa học dự đoán rằng, trong khoảng 15.000 năm, sa mạc khô cằn có thể được phủ xanh bởi cây cối. Bảo Ngọc (Theo News18)Ảnh: Karim Bouchetata Nơi -59 độ C người dân vẫn tắm dưới hố băng Người Nga tắm hồ băng dưới trời -33 độ C Băng hóa hoa, bánh kếp trên mặt nước