- Bác sĩ ấn tượng với giải pháp chỉnh hình mũi nào nhất?
- Có rất nhiều phương pháp mới và hiện đại, nhưng tôi đánh giá cao kỹ thuật chỉnh hình mũi tái cấu trúc bởi nó đáp ứng được mọi dáng mũi. Giải pháp này giúp xây dựng lại đỉnh mũi bằng sụn tự thân, đồng thời nâng sống mũi bằng vật liệu tự thân hoặc nhân tạo.
Kỹ thuật "tái cấu trúc" xuất xứ từ phương Tây, nhưng vẫn có thể áp dụng cho người Việt Nam nhờ một số cải tiến thích hợp. Khi chỉnh hình đỉnh mũi, chúng ta phải dùng vật liệu tự thân, trong đó quan trọng nhất là sụn. Các loại sụn được dùng bao gồm sụn vách ngăn, sụn vành tai hoặc sụn sườn, nên hạn chế dùng vật liệu nhân tạo ở phần đỉnh mũi
Ngược lại, ở vùng sống mũi, chúng ta cần thanh độn thẳng, dài, có độ uốn lượn phù hợp. Bác sĩ cũng có thể dùng vật liệu nhân tạo như silicone dẻo, ePTFE (vật liệu nhân tạo Gotex) vì đẹp hơn vật liệu tự thân. Tuy nhiên, vẫn có thể ứng dụng sụn sườn trong một số trường hợp cần thiết.
Gần đây không ít bác sĩ dùng sụn sườn để chỉnh hình mũi. Thậm chí có ý kiến cho rằng "chỉnh hình mũi dùng sụn sườn là đẹp nhất hay phải dùng sụn sườn mũi mới đẹp". Tôi khẳng định cách nói này không đúng, dễ gây ngộ nhận và khiến mọi người nhận định sai lệch về cách sử dụng sụn sườn trong chỉnh hình mũi.
- Bác sĩ có thể chia sẻ kỹ hơn ưu, nhược điểm của sụn tự thân, nhất là sụn sườn?
- Sụn sườn là một trong những sụn tự thân của cơ thể mà chúng ta có thể sử dụng được. Ưu điểm của nó là không bị dị ứng và đào thải; có sức đề kháng tương đối tốt hơn so với vật liệu nhân tạo; khối lượng nhiều, có thể đáp ứng cho những tái tạo mũi phức tạp...
Tuy nhiên, sụn sườn cũng có một số nhược điểm. Về phẫu thuật, bệnh nhân được gây mê toàn thân để lấy sụn; vùng mổ bị đau, có thể kéo dài rất lâu; sẹo xấu ở vùng ngực; có thể gặp biến chứng gây tràn khí màng phổi do thủng màng phổi hoặc chảy máu...
Về mặt thẩm mỹ, để nâng cao sống mũi cần một đoạn sụn sườn khá dài, khoảng 4cm. Bản thân sụn sườn thường cong, không đều, hóa vôi nên bất lợi khi dùng nâng sống mũi. Khó đẽo gọt sụn sườn thành thanh độn sống mũi đẹp, có độ uốn lượn như ý.
Nếu đặt sụn sườn quá nông dưới da thì dễ bị lộ và thay đổi màu da (da bị đỏ) như dùng vật liệu nhân tạo. Sụn sườn sẽ bị hấp thu bởi cơ thể sau một thời gian vì nó là vật liệu của chính mình. Thanh độn bị nhỏ lại, không đều, cong, gãy nên sống mũi sẽ mất thẩm mỹ vê lâu dài.
- Những trường hợp nào cần tái cấu trúc mũi bằng sụn sườn thưa bác sĩ?
- Sụn sườn được sử dụng trong những trường hợp cần vật liệu nâng đỡ, tái tạo sườn của mũi như sau:
Mũi bị chấn thương, mất sụn, mất xương, tổn thương da và niêm mạc quan trọng.
Mũi bị biến chứng, biến dạng do mổ đi mổ lại nhiều lần. Các cấu trúc mũi như sụn cánh mũi, sụn vách ngăn, niêm mạc... bị tổn thương nghiêm trọng ( thường thấy dưới dạng mũi co rút)
Mũi gặp các bệnh lý (sau mổ khối u, dị tật nặng).
- Những lưu ý khi nâng mũi tái cấu trúc sụn sườn?
- Việc dùng sụn sườn trong chỉnh hình mũi tái cấu trúc cần được cân nhắc kỹ, về nguyên tắc nên hạn chế. Với những người chỉnh hình mũi lần đầu, nên dùng sụn vành tai, sụn vách ngăn để chỉnh hình đỉnh mũi và dùng vật liệu nhân tạo để nâng sống mũi. Tránh lạm dụng gây mê cho những trường hợp thông thường để hạn chế biến chứng có thể xảy ra. Trong trường hợp mũi khó, biến dạng, mất chất, dị tật... nên dùng sụn sườn để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Mọi vật liệu đều có yếu điểm, phẫu thuật viên có vai trò quan trọng, chọn lựa giải pháp thích hợp. Đừng bắt bệnh nhân chịu những tổn thất không cần thiết khi phải gây mê, giá phẫu thuật cao, đau đớn hơn, kéo dài, đối diện với biến chứng khi chọn sụn sườn.
Những phẫu thuật viên được đào tạo bài bản sẽ biết cách sử dụng sụn vách ngăn, sụn vành tai để tạo hình mũi tái cấu trúc với mọi trường hợp, từ người mổ lần đầu hay mổ lại lần 2, 3.
- Bác sĩ có thể chia sẻ thêm về giải pháp dùng vật liệu nhân tạo trong nâng mũi?
- Vật liệu nhân tạo có nhiều ưu điểm như số lượng không hạn chế, dễ đẻo gọt để có sống mũi như ý, không bị hấp thu theo thời gian. Tuy nhiên, nhược điểm là sức đề kháng nhiễm trùng kém hơn vật liệu tự thân. Bao xơ quanh vật liệu có thể xuất hiện sau một thơi gian, trễ là 5 năm, 10 năm hoặc có thể hơn. Do đó, nếu tôn trọng nguyên tắc vô trùng và yêu cầu cơ bản của phẫu thuật thì không đáng kể
Vật liệu nhân tạo kém an toàn khi dùng ở đỉnh mũi vì có độ di động nhất định. Silicone dẻo thì cách biệt với mô chung quanh; HDPPE (vật liệu nhân tạo Medpor) có độ thâm nhập kết dính vào mô chung quanh nhưng quá cứng. Một số vật liệu tự tiêu như PDS,PCL (chỉ tự tiêu) có thể dùng nhưng không đảm bảo độ nhô của mũi lâu dài.
Phòng Khám phẫu thuật thẩm mỹ Lê Hành
Địa chỉ: 83 Trần Thiện Chánh phương 12 quân 10, TP HCM
Điện thoại: 028. 38627474 - 0987 627 474
Website: www.bslehanh.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/bslehanh.vn/