Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất miền Trung đầy nắng gió, từ nhỏ, cậu học trò Văn Nhân đã chứng kiến nhiều người thân, hàng xóm khổ sở vì mất răng. Từ đó, Nhân nuôi chí trở thành bác sĩ nha khoa với mong muốn mang lại nụ cười hạnh phúc cho người, cho đời.
Nỗ lực không ngừng nghỉ, Nhân đã đỗ Đại học Y Dược TP HCM với điểm số cao. Năm 1997, Nhân tốt nghiệp loại Giỏi và được Bộ Y tế tuyển thẳng
vào chương trình đào tạo thạc sĩ, bác sĩ nội trú.
Tại đây, chàng trai trẻ có cơ hội điều trị cho nhiều trường hợp mất răng. Khi ấy, hầu hết tình trạng này phải ứng dụng phương
pháp trồng răng cổ điển là hàm giả tháo lắp và phục hình răng cố định. Các giải pháp này giải quyết một số vấn đề thẩm mỹ và chức năng nhưng tồn
tại khuyết điểm như: phá hủy nhiều mô răng khỏe mạnh, hàm răng giả lỏng lẻo sau thời gian ngắn, gây đau, không nhai được, nhất là không thể áp
dụng cho ca xương hàm tiêu nhiều hay không răng bẩm sinh.
Năm 1998, ông tiếp cận kỹ thuật cấy ghép Implant và nhận thấy giải pháp này có nhiều ưu điểm, khắc phục các nhược điểm của phương pháp trồng
răng cổ điển. Ông cho biết: "Kỹ thuật này thật sự thu hút tôi, trở thành đam mê lớn nhất trong sự nghiệp. Vì thế tôi quyết định theo đuổi
đam mê Implant đương đại, bắt đầu tìm hiểu, dành nhiều thời gian tu nghiệp tại nước ngoài và nghiên cứu chuyên sâu hơn về lĩnh vực này".
Để nâng cao chuyên môn, Tiến sĩ, bác sĩ Võ Văn Nhân từng tu nghiệp Implant tại Mỹ, Pháp, Đức, Australia... Bác sĩ còn là giảng viên Implant ở các trường đại học cũng như nhiều khóa huấn luyện cấy ghép Implant ở Việt Nam.
Suốt 23 năm, ông thực hiện vô số trường hợp lâm sàng khó, tiên phong trong nhiều kỹ thuật phức tạp. Năm 2010, ông thành công trong ca ghép xương tự thân ba chiều, giải quyết tốt tình trạng tiêu xương nghiêm trọng trên lâm sàng. Năm 2012, ông sáng tạo kỹ thuật ghép 2 mảnh xương vỏ mào chậu để cấy Implant phục hồi răng cho bệnh nhân khe hở môi và vòm miệng toàn bộ.
Năm 2013, Tiến sĩ, bác sĩ Võ Văn Nhân gây tiếng vang khi trở thành bác sĩ Việt Nam đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật dời thần kinh ổ răng dưới và cấy ghép Implant đồng thời. Năm 2014, ông hoàn thành ca cấy ghép Implant xương gò má cải tiến.
Không dừng lại ở đó, năm 2016, Tiến sĩ, bác sĩ Võ Văn Nhân thực hiện cấy ghép Implant xương gò má cải tiến kết hợp dời thần kinh ổ răng dưới
và cấy ghép Implant cho ca không răng bẩm sinh. Đây là ca phẫu thuật khó và hiếm gặp, theo thống kê, trên thế giới mới chỉ có 44 bác sĩ thực hiện
được những kỹ thuật lâm sàng phức tạp này.
Năm 2017, công trình nghiên cứu "Cấy ghép Implant ở bệnh nhân đã cấy ghép xương hàm sau phẫu thuật tạo hình khe hở môi và vòm miệng toàn bộ" của Tiến sĩ, bác sĩ Võ Văn Nhân được đăng tải trên tạp chí khoa học "The Cleft Palate - Craniofacial Journal (CPCJ, Hoa Kỳ)" - tạp chí có lịch sử trên 50 năm, thuộc Hiệp hội Khe hở vòm miệng sọ mặt Hoa Kỳ.
Hơn 23 năm khoác áo blouse trắng, Tiến sĩ, bác sĩ Võ Văn Nhân từng giúp 20.000 bệnh nhân lấy lại nụ cười, tự tin trong cuộc sống, trong đó có nhiều ca ông nhớ mãi không quên.
Giám đốc của Nha khoa Nhân Tâm kể vẫn nhớ rõ trường hợp của ông Hoàng - cựu chiến binh 59 tuổi, bị đạn bắn gãy xương hàm, 40 năm khổ sở vì không có răng để ăn. Ông mất toàn bộ răng hàm dưới, khuyết 9 răng hàm trên, khuôn mặt biến dạng. Người lính già phải đeo hàm tháo lắp cổ điển, lỏng lẻo theo thời gian và thường xuyên xộc xệch trong miệng.
Trước tình trạng này, Tiến sĩ, bác sĩ Võ Văn Nhân chỉ còn giải pháp sau cùng là phẫu thuật dời thần kinh hàm dưới để cấy ghép Implant. Sau 5 tháng điều trị, ông Hoàng hoàn toàn bình phục, không còn phát âm ngọng nghịu và có thể nhai tốt những thức ăn dai, cứng.
Một trường hợp khác để lại nhiều cảm xúc với bác sĩ là Lâm - thanh niên 23 tuổi người Đồng Nai, không có răng bẩm sinh. Hơn 20 năm, anh phải ăn cháo và những thức ăn mềm, đau đớn khi thay đến 4 bộ hàm giả tháo lắp, nhưng vẫn không sử dụng được.
Ngày tốt nghiệp trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, bố anh đến dự buổi tốt nghiệp, ông khóc khi nghe bạn của con kể lại: "Suốt 4 năm đại học, Lâm chỉ ăn được một món duy nhất là bánh mì bò kho. Tuy nhiên, cậu ấy không ăn thịt bò, mà chấm bánh mì với nước bò kho, đợi mềm mới ăn".
Trường hợp của Lâm rất đặc biệt, không răng bẩm sinh dẫn đến xương hàm không phát triển, nướu teo và mỏng. Nếu ghép xương và cấy ghép Implant bình thường thì không khả thi. Vì thế, anh được chỉ định tiến hành song song hai kỹ thuật phức tạp là dời thần kinh để trồng răng hàm dưới và cấy ghép Implant xương gò má để trồng răng hàm trên. Trải qua 4 giờ căng thẳng, ca phẫu thuật đã thành công tốt đẹp.
Lâm cho biết sau khi trồng hai hàm răng, anh cảm nhận được vị ngon, ngọt của thức ăn, có cảm giác thích và thèm ăn - điều trước đây chưa từng có. Nụ cười, thẩm mỹ và khuôn mặt cải thiện đáng kể. Giờ Lâm không còn mặc cảm khi đứng trước đám đông và tự tin theo đuổi đam mê, tình yêu.
Tiến sĩ, bác sĩ Võ Văn Nhân luôn trăn trở làm sao cấy ghép răng Implant đạt độ chính xác cao nhất. Bởi trong quá trình thực hiện, chỉ cần sai một độ hoặc lệch 1 mm, có thể gây những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.
Sau thời gian dài tìm hiểu và cập nhật nhiều thông tin, ông phát hiện ra robot định vị có thể hướng mũi khoan đến mục tiêu đã xác định trước đó và cho phép bác sĩ thấy được vị trí mũi khoan trong tương quan với cấu trúc giải phẫu xương hàm của bệnh nhân trên máy tính. "Trong đầu tôi lóe lên tia hy vọng, sự chính xác và vấn đề an toàn trong cấy ghép Implant - bài toán khó nhất tôi trăn trở nhiều năm qua - đã có lời giải đáp".
Với kỹ thuật cấy ghép Implant truyền thống, khi khoan vào xương, bác sĩ không thể nhìn thấy vị trí của mũi khoan, dễ gây nên biến chứng như va chạm vào thần kinh, mạch máu, xoang hàm. Còn robot định vị được trang bị camera quan sát hoạt động của mũi khoan, vì thế bác sĩ sẽ thấy được tọa độ của mũi khoan, tương quan của nó với cấu trúc giải phẫu của bệnh nhân trực tiếp trên màn hình máy tính, từ đó tránh chạm vào các cấu trúc giải phẫu quan trọng. Ngoài ra, hệ thống còn báo động âm thanh khi mũi khoan đi quá chiều dài cho phép, giúp giảm thiểu nguy cơ biến chứng.
Robot định vị giúp quá trình cấy ghép răng Implant diễn ra nhẹ nhàng, không đau, không cần chờ đợi một tuần để làm máng hướng dẫn phẫu thuật, thời gian điều trị được rút ngắn trong một lần hẹn thay vì hai, ba lần như trước đây.
Ngoài ra, robot định vị còn hữu dụng trong những trường hợp phức tạp như: bệnh nhân bị ung thư vùng hàm mặt đã cắt đoạn xương hàm trên, cần phải cấy ghép Implant xương gò má; người bị tiêu xương hàm, xương còn rất ít, không đủ chiều cao, vị trí Implant gần với thần kinh hàm dưới; trường hợp há miệng hạn chế, Implant ở vùng răng trong...
Tiến sĩ, bác sĩ Võ Văn Nhân cho biết, sau 2 năm tìm hiểu và trải qua nhiều thủ tục pháp lý, đến nay Nha khoa Nhân Tâm đã đầu tư và áp dụng thành công công nghệ robot định vị trong cấy ghép Implant nha khoa. Đây là robot định vị hỗ trợ cấy ghép implant nha khoa đầu tiên tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.
Kinh nghiệm của bác sĩ và sự hỗ trợ của robot định vị cho phép thực hiện những ca phức tạp như trường hợp ung thư đã cắt đoạn xương hàm và mang lại kết quả tốt nhất. Do vậy, ông quyết định làm chương trình thiện nguyện điều trị phục hồi răng miễn phí cho 10 trường hợp ung thư vùng hàm mặt phải cắt đoạn xương hàm trên, có hoàn cảnh khó khăn với kỹ thuật cấy ghép Implant xương gò má.
"Tôi biết những bệnh nhân bị ung thư vùng hàm mặt phải cắt đoạn xương hàm trên gặp rất nhiều khó khăn như: mất đi một phần chức năng ăn nhai;
không thể phát âm tròn vành rõ chữ; khuôn mặt bị biến dạng, mất thẩm mỹ; từ đó ảnh hưởng đến tâm lý, gây trở ngại trong giao tiếp và cuộc sống.
Với sứ mệnh là bác sĩ nha khoa, tôi mong muốn mang lại một tia hy vọng mới, nụ cười hạnh phúc cho những hoàn cảnh đặc biệt này", Tiến sĩ, bác sĩ
Võ Văn Nhân nói thêm.
Trong tương lai, Tiến sĩ, bác sĩ Võ Văn Nhân mong hoàn thành tâm nguyện phát triển trung tâm thành bệnh viện Nha khoa Nhân Tâm, chăm sóc sức
khỏe răng miệng cho mọi người với tiêu chí "chất lượng cao, giá cả phải chăng và là trung tâm nha khoa của mọi nhà".
Thi Quân
Thiết kế: Bình An