Ý tưởng thứ nhất: Thiết lập bản đồ các điểm giới hạn tốc độ đường bộ chạy trên website và điện thoại đi động.
Tôi là người hàng ngày vẫn lái xe ôtô đi làm. Tôi cũng như rất nhiều người khác đều không muốn lái xe quá tốc độ, bởi lỗi này thường bị phạt rất nặng. Vì giao thông Việt Nam luôn trong tình trạng quá tải nên ai cũng phải tập trung điều khiển phương tiện.
Tuy nhiên, đôi khi chúng tôi vẫn bị phân tâm do không nhìn thấy các biển giới hạn tốc độ, vì thế đã có một số lái xe chạy quá tốc độ cho phép. Có thể có nguyên nhân khách quan như bị các xe đi trước che mất vị trí biển báo tốc độ hoặc do biển nhỏ được đặt tại nhiều vị trí bất kì trên đường.
Từ đó, các lái xe thường đi chậm hơn tốc độ cho phép nên các phương tiện khác ít nhiều bị ảnh hưởng, và đó là lý do gây ùn tắc giao thông.
Bên cạnh đấy, vẫn còn nhiều trường hợp do quá để ý việc tìm các biển hạn chế tốc độ nên nhiều lái xe đã phân tâm và gây tai nạn. Vì thế, tôi xin đề xuất ý tưởng cung cấp các biển về giới hạn tốc độ được đi trên các website hoặc các phần mềm chỉ đường của điện thoại đi động nhằm giúp tài xế an tâm lái xe.
Việc cung cấp các biển về giới hạn tốc độ giúp mọi người lái xe đúng tốc độ, không bị phân tâm, tăng lưu thông xe và hạn chế ùn tắc giao thông trên đường. Ngoài ra, việc cài đặt bản đồ giúp các lái xe có thể chủ động được trước tìm các con đường dễ đi hơn.
Để khuyến khích mọi người cùng hợp tác cùng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) trong việc hoàn thiện, rà soát tất cả các biển giới hạn tốc độ đường bộ một cách nhanh nhất, thông qua những bức ảnh mọi người gửi tới Bộ về các biển giới hạn tốc độ trên cả nước (khi chụp ghi địa điểm, tên đường, số km, điểm bắt đầu và điểm kết thúc ).
Đây cũng là cách tuyên truyền về an toàn giao thông và đi đúng tốc độ tới nhân dân.
Ý tưởng hai: Định vị xe buýt và xe khách trên website
Vận tải hành khách công cộng (xe buýt và xe khách ) luôn là lựa chọn của rất nhiều người dân. Đây cũng là phương tiện giảm ùn tắc và tai nạn giao thông rất hữu hiệu của Bộ GTVT.
Tôi từng là trải qua cuộc đời sinh viên và xe buýt là phương tiện tới trường rất tiện lợi mà tôi đã lựa chọn. Tuy nhiên, thời gian chờ đợi xe buýt tại các điểm dừng rất lâu, có thể do đường đông, xe hỏng, hoặc xe đầy quá nên họ không dừng lại chở thêm khách. Thêm vào đó, tại các điểm dừng xe buýt thường nóng và đông người nên an ninh, trật tự cũng không được tốt.
Hiện tại, tất cả các xe buýt và xe khách đều được lắp hộp đen GPS (thiết bị giám sát lịch trình). Tôi xin đề xuất với Bộ GTVT nên thành lập website để mọi người truy cập định vị vị trí của xe buýt cần đi cách mình bao xa.
Tôi nghĩ có thể triển khai thí điểm tại Hà Nội và TP. HCM trước, sau này có thể nhân rộng ra cả nước và có thể làm với xe khách. Qua đó, chúng ta có thể giảm thời gian đợi xe buýt đến để mọi người chủ động thu xếp thời gian đi nhanh nhất.
Đây là cách để người dân cùng Bộ GTVT giám sát xe buýt, xe khách chạy quá tốc độ hay đón trả khách không đúng điểm dừng cũng như khiểm soát được việc xe buýt ấy có đi lòng vòng đón, bắt khách hay không...
Tôi cho rằng có thể ứng dụng để thiết lập các tổng đài 8xxx để tra cứu vị trí hiện tại của xe buýt qua tin nhắn đi động, ví dụ tại Hà Nội đánh đấu các điểm dừng xe buýt là các số tự nhiên:
Số 1 là điểm dừng xe buýt Long Biên (phân biệt giữa chiều đi và chiều về là cách số khác nhau). Khi người đi tuyến 54, chỉ cần nhắn tin theo cú pháp "1, dấu cách, 54" thì sẽ biết xe bus 54 mình đi cách mình bao xa.
Ý tưởng thứ ba: Thiết kế website lịch trình xe trống, giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.
Giả sử bạn là một tài xế taxi chở khách từ Bắc Ninh về Hà Nội. Chặng đường từ Bắc Ninh về Hà Nội thường không có khách, bạn sẵn sàng giảm giá chiều về không có khách của mình với giá khoảng 50% chiều đi.
Nếu có khách nhận lời, khi đó bạn đã làm được nhiều việc có ích lợi như giảm được lưu lượng xe trên đường, qua đó giảm ùn tắc giao thông vì do xe bạn đi rồi nên xe khác không cần phải đi nữa, vì thế tiết kiệm được xăng đầu cho xe khác, như thế sẽ hạn chế được ô nhiễm môi trường.
Theo tôi, Bộ GTVT có thể xây đựng một website cho phép tất cả lái xe hoặc các công ty vận tải đăng cụ thể lịch trình xe trống, sẵn sàng giảm giá chiều trống hoặc hai người cùng thuê một chuyến xe.
Đơn cử như rường hợp một người đi từ Bắc Ninh về Hà Nội và người kia đi ngược lại) để được giảm giá 50% + 100%/ 2 = 75% giá cước trên mỗi người. Tại website này nên có thêm diễn dàn ghi rõ "đi xe nhờ" khi cùng lịch trình đi hàng ngày hoặc hàng tuần.
Ba ý tưởng mà tôi đề xuất ngoài những tác dụng về chống ùn tắc và tai nạn giao thông còn có tác dụng về thương mại và công nghệ. Doanh thu từ quảng cáo trên website, tiền tin nhắn tra cứu vị trí xe buýt, tiền bán phần mềm trên điện thoại...
Tôi cho rằng có thể gộp ứng dụng 3 ý tưởng trên thành một mạng xã hội tại Việt Nam.
Mạng xã hội của Việt Nam chúng ta sẽ giúp nhà nước có công cụ quản lý xã hội tốt hơn. Mọi người sống với văn hóa lành mạnh hơn và giúp nhà nước thu ngân sách lớn từ quảng cáo.
Có thể dùng trên điện thoại thông minh với phần mền định vị trí trên đường để mọi người cùng chia sẻ mật độ giao thông hoặc là đi đường khác khi đường đó bị ùn tắc. Thông tin này xác thực vì ai có ở đường đó phần mền định vị mới chia sẻ được.
Tôi rất mong Bộ GTVT xem xét những ý tưởng trên và xin cảm ơn vì đã đọc bài viết này của tôi.
>> Xem thêm: Biện pháp nào chống ùn tắc?
Chia sẻ bài viết của bạn về giao thông tại đây.