Dưới tác động của Covid-19, người dân dần có quan điểm khác về quản lý tài chính. "Bình thường mới" không đồng nghĩa với thu nhập hay chi tiêu trở về trạng thái như trước dịch, mà nhắc nhở mỗi người cần thay đổi thói quen, sẵn sàng thích ứng khi đại dịch tái bùng phát
Quản lý tài chính cá nhân thế nào là hợp lý? Làm sao tăng "sức đề kháng" nguồn lực này để đối phó dịch bệnh khó lường... là băn khoăn của không ít người.
Dưới đây là ba gợi ý quản lý tài chính cá nhân trong bình thường mới:
Tận dụng ưu đãi miễn phí
Nhiều chuyên gia kinh tế phân tích Covid-19 khiến nhiều người thay đổi thói quen tài chính, thay vì tiêu xài như trước, họ chủ trương tiết kiệm hơn để dự phòng rủi ro. Người dân hạn chế những chi tiêu không quá cần thiết để dành ra một khoản, sẵn sàng cho các tình huống đột xuất. Họ cũng ưu tiên chọn mặt hàng giá phù hợp, tích cực "săn" khuyến mãi...
Nhằm hạn chế lây lan dịch, mua sắm trực tuyến và thanh toán không tiền mặt cũng "lên ngôi". Người dùng tăng nhu cầu thanh toán online và tiết kiệm chi phí. Nắm bắt tâm lý ấy, các ngân hàng triển khai loạt ưu đãi, miễn phí trong các giao dịch Internet Banking, Mobile Banking hay chuyển đổi trả góp qua thẻ tín dụng.
Thu Huyền - nhân viên văn phòng ở Đống Đa, Hà Nội - cho biết từ đợt dịch thứ tư, chị mua sắm online 100%. Thời còn dùng tài khoản ngân hàng cũ, chị mất phí từ 3.000 đến 22.000 đồng mỗi lần chuyển khoản. Trung bình mỗi ngày Huyền có bảy giao dịch nên số tiền phí không nhỏ.
"Nếu quy đổi, trong một tháng, tôi có thể mua nhiều món thiết yếu khác từ số phí trên. Do đó, tôi quyết định chuyển sang gói tài khoản MPRO của Ngân hàng Hàng Hải (MSB) vì miễn phí hoàn toàn", Thu Huyền nói.
Đồng quan điểm, chị Nguyễn Quỳnh (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho hay được miễn phí 100% giao dịch chuyển khoản online lẫn rút tiền tại ATM. Dịch vụ phát hành thẻ thanh không phát sinh phí.
"Người thường xuyên mua sắm online hay phải thanh toán các khoản như tiền học, phí sinh hoạt nên chọn MPRO. Vừa rồi, tôi cũng mua điện thoại trả góp bằng thẻ tín dụng MSB, không mất phí chuyển đổi, rất tiện ích", Nguyễn Quỳnh nói thêm.
Tích tiểu thành đại, tận dụng tối đa ưu đãi miễn phí có thể giúp người tiêu dùng tiết kiệm một khoản kha khá. Đây cũng là bước quan trọng góp phần định hình thói quen chi tiêu, nâng cao sức khỏe tài chính của mỗi cá nhân.
Không quên tính năng hoàn tiền
Tính năng hoàn tiền không mới, nhất là với người đã quen thuộc với sản phẩm ngân hàng. Với tốc độ tăng trưởng của mua sắm online hiện nay, các trang thương mại điện tử, siêu thị, cửa hàng tiện lợi... thường có các chương trình khuyến mãi, "săn sales", tích điểm. Nếu tận dụng tốt ưu đãi này kết hợp được hoàn tiền, bạn sẽ tiết kiệm đáng kể, lợi ích cũng tăng lên.
Tính năng này thường phổ biến ở thẻ tín dụng. Một trong những thẻ có lợi cho mua sắm trực tuyến hiện nay là MSB Visa Online, cho phép người dùng nhận hoàn tiền tới 20% các giao dịch chi tiêu. Ngân hàng cũng xây dựng hệ sinh thái ưu đãi Joy cập nhật liên tục với hơn 300 đối tác trên nhiều lĩnh vực, giúp chủ thẻ có cơ hội trải nghiệm chất lượng hơn cùng ưu đãi tới 30%.
Việc hoàn tiền trong giao dịch gần đây đã mở rộng cho chi tiêu thẻ ghi nợ. Thanh Tuấn (Long Biên, Hà Nội) cho hay từ khi Covid-19 bùng phát, anh nhận nhiệm vụ đi siêu thị online. Anh luôn dùng gói tài khoản MPRO của MSB khi thanh toán vì vừa tận dụng khuyến mãi từ siêu thị, vừa được hoàn tiền, lợi gấp đôi.
Vợ anh cũng dùng MPRO vì không phải cố nhớ thời hạn đóng tiền điện, nước, internet... thay vào đó chỉ cần cài đặt ứng dụng để tự động thanh toán miễn phí. Cuối tháng được hoàn tiền về tài khoản hoặc nhận voucher, nhẹ nhàng và không tốn công. Năm rồi vợ chồng anh được hoàn khoảng 3,6 triệu đồng.
"Tôi tìm hiểu thì biết mức hoàn 3,6 triệu mỗi năm khá hấp dẫn trên thị trường hiện nay. Trong đó hoàn 5% (tới 100.000 đồng mỗi tháng) khi thanh toán hóa đơn, top-up tự động trên Internet Banking, Mobile Banking, trả học phí với các đối tác liên kết. Bên cạnh đó hoàn 1% (tới 200.000 đồng mỗi tháng) cho mọi chi tiêu qua thẻ Visa Debit (trừ Google, Facebook, ví điện tử)", anh Thanh Tuấn nói.
Vay tín chấp từ thẻ tín dụng
Bước sang trạng thái "bình thường mới", tư duy tái khởi động khá phổ biến. Khi có dự định hoặc kế hoạch cần thực hiện sau giãn cách, nhiều người ưu tiên vay tín chấp.
Có hai lý do cơ bản khiến hình thức này "lên ngôi". Trước tiên, cá nhân đó gặp khó khăn về tài sản thế chấp. Thứ hai, vay tín chấp thường có hạn mức không cao bằng vay thế chấp, phù hợp với tâm lý đầu tư cẩn trọng khi đại dịch khó lường.
Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn nên vay theo cách thức nào tiện lợi nhất mà vẫn có hạn mức hấp dẫn và lãi suất hợp lý. Theo đại diện ngân hàng MSB, một trong những hướng xử lý khách hàng có thể tham khảo là vay tín chấp từ thẻ tín dụng đang sở hữu - hình thức khá mới hiện nay.
Tại MSB, mọi cá nhân có thể tham gia chương trình vay vốn này nếu có hợp đồng lao động và sở hữu thẻ tín dụng MSB, VIB, ShinhanBank, Standard Chartered với hạn mức tối thiểu 24 triệu đồng hoặc của các đơn vị khác như Vietcombank, CitiBank, HSBC (hạn mức 32 triệu đồng). Số tiền MSB cấp lên tới 15 lần thu nhập, tối đa một tỷ đồng với lãi suất từ 1,33% mỗi tháng. Ngân hàng còn tạo điều kiện để người vay chọn phương thức trả gốc lãi linh hoạt như chia tiền mỗi tháng bằng nhau hoặc trả gốc từng tháng như nhau, lãi theo dư nợ giảm dần.
"Ngoài tiếp thêm nguồn lực cho mỗi cá nhân, ngân hàng còn tạo điều kiện để khách giảm bớt gánh nặng và áp lực trả nợ khi thời gian vay lên tới 60 tháng", đại diện MSB nói thêm.
Lựa chọn cách thức quản lý tài chính là yếu tố quan trọng giúp các cá nhân linh hoạt ứng biến với những sự kiện bất ngờ, nhất là dịch bệnh. Từ nền tảng trên, mọi người không chỉ "vươn tầm" trong cách chi tiêu, mua sắm mà còn hạn chế được những tác động do Covid-19 gây ra, sẵn sàng cho giai đoạn "bình thường mới".
Vạn Phát (ảnh: MSB)