Malaysia đang "chống đỡ" với lạm phát. |
5 nước bị ảnh hưởng lớn nhất là Indonesia, Philippines, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan. "Rủi ro cho các nước này là lớn hơn khi họ chưa giải quyết triệt để cơn bão khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997, nay lại đối mặt với sự mất giá của hàng hoá mà nguyên nhân chủ yếu là do kinh tế Mỹ đã tụt dốc quá nhanh", báo cáo của ADB chỉ rõ.
Chứng khoán Malaysia đã mất giá 10% trong 2 tháng đầu năm. |
Nổi bật hơn cả sẽ là một sự "chững lại" của hàng linh kiện điện tử. Dự tính, tổng cầu sẽ giảm 9,5% trong năm nay, thay vì mức tăng lên tới 83% như năm ngoái. Châu Á, nơi sản xuất và cung cấp 40% tổng số mặt hàng này trên thị trường thế giới, sẽ gặp không ít khó khăn trong việc tìm thị trường tiêu thụ.
Thêm vào đó, khủng hoảng kinh tế tại Nhật Bản cũng đang là một sức ép không nhỏ cho hầu hết các nước Á châu, đặc biệt là khối ASEAN. Đồng JPY xuống dốc đặt các nước khác vào một trong 2 sự lựa chọn: giữ giá đồng nội tệ để tránh lây lan khủng hoảng, hoặc đánh mất giá đồng nội tệ để tăng lượng xuất khẩu. Cả 2 con đường này xem ra đều đang "chông gai" như nhau và bất luận sự lựa chọn là thế nào, tổng sản phẩm của khu vực năm nay sẽ giảm xuống so với năm ngoái.
Biểu tình đòi tăng lương tại Indonesia. |
Tác động tiêu cực cùng lúc của 2 nền kinh tế lớn nhất hành tinh đang khiến các chính phủ vất vả rất rất nhiều với các cuộc bãi công, biểu tình của các tổ chức công đoàn. Nổi bật nhất, công nhân hãng Daewoo (Hàn Quốc), công đoàn Philippines, Indonesia đã tổ chức rất nhiều cuộc bãi công, biểu tình đòi có việc làm kể từ đầu năm.
Thanh Xuân.