Hoài Thanh (1909-1982), tên thật là Nguyễn Đức Nguyên, quê ở Nghi Lộc, Nghệ An, trong một gia đình nhà nho. Ông học chữ Hán, chữ quốc ngữ rồi theo học trường Pháp Việt đến bậc trung học.

Vợ chồng nhà phê bình Hoài Thanh những ngày công tác ở Huế. Ảnh: Tạp chí Sông Hương.
Hoài Thành tham gia phong trào yêu nước của học sinh, sinh viên. Năm 1930, ông bị bắt khi đang học ở trường Bưởi, Hà Nội. Tiếp đó, ông viết báo, nhưng lại bị bắt, bị trục xuất khỏi Bắc Kỳ và giải về quê.
Ông tham gia tổng khởi nghĩa tháng 8/1945, sau đó giảng dạy tại Đại học Hà Nội, công tác ở Đài Tiếng nói Việt Nam, Hội Văn hóa cứu quốc, Hội Văn nghệ Việt Nam.
Sau kháng chiến chống Pháp, Hoài Thanh làm Vụ trưởng Vụ Nghệ thuật, Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Phó viện trưởng Viện Văn học Việt Nam, Chủ nhiệm tuần báo Văn nghệ.

Nhà phê bình Hoài Chân. Ảnh: Nhà xuất bản Văn học.
Em trai Hoài Thanh, nhà phê bình Hoài Chân, sinh năm 1914, tên thật là Nguyễn Đức Phiên. Năm 1931, khi đang học Trường Cao đẳng Tiểu học Collège Vinh, Hoài Chân bị bắt và bị kết án tù một năm. Mãn hạn tù năm 1932, ông vào Huế kiếm sống đồng thời tự học để thi tú tài.
Năm 1933, Hoài Chân làm ở nhà in Đắc Lập rồi làm báo Tràng An, La Gazette de Huế. Cùng với Hoài Thanh và Lưu Trọng Lư, ông xây dựng Ngân Sơn tùng thư (1933-1935).
Đầu năm 1945, ông tham gia Việt Minh Tổng khởi nghĩa tháng Tám ở Huế. Sau Cách mạng tháng Tám, ông giữ chức: Chủ nhiệm báo Quyết chiến (Trung Bộ), Trưởng ty Thông tin Nghệ An, Trưởng ty Văn hóa Nghệ An, Phụ trách Nhà xuất bản Văn hóa, Giám đốc kiêm Tổng biên tập Nhà xuất bản Văn hóa (mới).
Câu 3: Nhà thơ nào được Hoài Thanh, Hoài Chân nhắc đến đầu tiên trong tác phẩm "Thi nhân Việt Nam" với ý nghĩa khai hội Tao đàn?