Tản Đà (1889-1939) tên thật Nguyễn Khắc Hiếu, là nhà thơ, nhà văn và nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam. Quê ông ở làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc huyện Ba Vì, Hà Nội).
Bút danh Tản Đà của ông là ghép giữa núi Tản Viên và sông Đà. Ông thuộc dòng dõi quyền quý, có truyền thống khoa bảng, tổ tiên xưa có nhiều đời làm quan dưới triều Lê.
Từ năm 1915 đến 1926, Tản Đà liên tục có những tác phẩm thơ gây được tiếng vang. Với tâm hồn lãng mạn, ý tưởng "ngông nghênh, đậm cá tính", ông được đánh giá là người chuẩn bị cho sự ra đời của thơ mới trong nền văn học Việt Nam, là "gạch nối giữa hai thời kỳ văn học cổ điển và hiện đại".

Nhà thơ Tản Đà. Ảnh tư liệu.
Trong bài Cung chiêu anh hồn Tản Đà in ở đầu cuốn Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh - Hoài Chân có đoạn: "Tiên sinh còn giữ được của thời trước cái phong thái vững vàng, cái cốt cách ung dung. Tiên sinh đã đi qua giữa cái hỗn độn của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ 20 với tấm lòng bình thản một người thời trước".
Hoài Thanh đã dành cho Tản Đà những lời khen tặng danh giá nhất, gọi ông là "con người của hai thế kỷ". Trong cuốn sách này, Tản Đà được trích đăng hai bài thơ là Thề non nước và Tống biệt.
Câu 4: Trong bài viết mở đầu "Một thời đại trong thi ca", hai tác giả khi bàn về các nhà thơ của Thơ mới đã viết:
Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng (....).
Trong dấu (...) là ai?