Theo Danh nhân Việt Nam, Phạm Ngũ Lão sinh năm 1255 trong một gia đình nông dân nghèo ở làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, Hải Dương (nay là thuộc huyện Ân Thi, Hưng Yên) đúng vào lúc vương triều Trần đang động viên sức dân chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai. Sau một lần gặp Hưng Đạo Vương, ông được chiêu mộ đi huấn luyện quân sĩ.
Sách Những danh tướng chống ngoại xâm thời Trần ghi rõ: "Khi giặc Nguyên Mông xâm lược nước ta lần thứ hai (năm 1285), Phạm Ngũ Lão đương giữ chức Điện tiền chỉ huy sứ, trấn giữ vùng Ải Bắc. Ông đã đem quân phối hợp với các cánh quân của Trần Nhật Duật, Trần Quốc Toản đánh cho giặc đại bại ở Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương, chém đầu Toa Đô và khiến chủ tướng giặc là Thoát Hoan phải bạt vía đến nỗi khi hắn chỉ huy quân sang xâm lược Đại Việt lần thứ ba, hễ chạm trán với Phạm Ngũ Lão là đã rụng rời tay chân, chỉ lo bảo toàn lấy tính mạng. Uy danh của Phạm Ngũ Lão khiến kẻ thù khiếp sợ, khâm phục. Chúng gọi ông là viên hổ tướng họ Phạm".
Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ ba (1287), Phạm Ngũ Lão đã khiến quân của Thoát Hoan đi tới đâu đều vấp phải phục binh của quân Đại Việt tới đó nên bị tiêu diệt gần hết. Chủ tướng phải trà trộn vào đám tàn quân mới thoát được về nước và không còn dám đặt chân lên Đại Việt thêm lần nào nữa.
Những năm sau đó, Phạm Ngũ Lão còn được triều đình giao chỉ huy rất nhiều trận đánh. Trận đánh nào ông cũng giành chiến thắng và được gọi là vị tướng bách chiến bách thắng.
Sử gia Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí, phần ghi chép và bàn về các vị tướng tài giỏi đã tôn vinh 16 vị tướng từ thời Lý tới thời Lê sơ, riêng triều Trần có 4 người là Trần Quốc Tuấn, Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư và Phạm Ngũ Lão.
Câu 4: Trần Quốc Toản, một danh tướng khác của nhà Trần, nổi tiếng với câu chuyện bóp nát quả cam khi không được dự hội nghị Bình Than (năm 1282). Lý do ông không được dự là trẻ tuổi có đúng không?