Trần Thủ Độ sinh năm 1194 ở làng Lưu Xá, phủ Long Hưng, nay là huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Ông là quan dưới triều Lý. Ông cũng là người ép vua Lý nhường ngôi cho con gái là công chúa Chiêu Thánh khi mới 6 tuổi, lấy hiệu là Chiêu Hoàng, sau đó sắp xếp cho cháu trai là Trần Cảnh lấy Lý Chiêu Hoàng. Dưới sự điều phối của ông, năm 1225, Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng. Giang sơn từ đó về tay họ Trần với vị vua đầu tiên là Trần Thái Tông.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết: "Thủ Độ tuy không có học vấn nhưng tài lược hơn người, làm quan triều Lý được người đời suy tôn. Trần Thái Tông lấy được thiên hạ đều nhờ mưu sức của ông cả. Vì thế ông được nhà nước dựa cậy, quyền át cả vua".
Ngoài chuyện giúp nhà Trần "lấy được thiên hạ", Trần Thủ Độ được biết đến với câu nói "Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo". Câu này được ông nói ra khi vua hỏi ý kiến ông về việc đánh hay hàng trước thế giặc rất mạnh trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất. Câu nói khảng khái, sự tự tôn dân tộc, ý chí quyêt tâm chống giặc giữ nước của Trần Thủ Độ được người đời ca tụng.
Trước đó Trần Thủ Độ đã dẫn quân dẹp yên các sứ quân của Nguyễn Nộn và Đoàn Thượng đang cát cứ bên ngoài, không quy thuận triều Trần. Ông giúp vua sắp xếp quan lại, triều chính, bày cho việc đào kênh, đắp đê để trị thủy.
Trần Thủ Độ cũng nổi tiếng là người nghiêm minh, không tham ngôi vị, tận lực phò trợ vua Trần gây dựng cơ nghiệp vững mạnh. Ông mất năm 1264, được truy tặng là Thượng phụ Thái sư Trung Vũ Đại Vương. Vua Trần Thái Tông làm bài văn bia để tỏ lòng kính mến đặc biệt với ông.
Câu 2: Vị tướng nhà Trần nào lắm tài nhiều tật, từng thông dâm với công chúa?